Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Xuất xứ của Lạc Thư

Lạc Thư có một tầm ảnh hưởng rất lớn lao trong mọi lãnh vực tư tưởng, chính trị, đạo giáo Trung Hoa, vì vậy cần được khảo sát cho tường tận.
Theo Kinh Thư, sau khi trị thủy thành công, Vua Vũ đã được Trời ban cho Hồng Phạm Cửu Trù, tức là phép tắc cai trị xã hội, và định chế nhân luân.[1]
Tục truyền Trời cho thần qui hiện lên ở sông Lạc, mang trên lưng một hình vẽ.  Vua Vũ nhân đấy làm ra Hồng Phạm với sự cộng tác sau này của Cơ tử. [2]
Sách Chính Nghĩa Xuân Thu Vĩ ghi:
Hà dĩ thông Kiền xuất thiên bào,
Lạc dĩ lưu Khôn thổ địa phù [3]
Câu đó rất quí báu, vì sẽ giúp ta hiểu rõ phạm vi và mục đích của Hà Đồ, Lạc Thư.  Hà Đồ giúp ta hiểu Trời, Lạc Thư giúp ta hiểu Đất.
Hà Đồ giúp ta tu luyện tâm hồn, Qui Nguyên, Phản Bản.  Lạc Thư chỉ vẽ cách thức an bang, tế thế; tổ chức đời sống xã hội và vật chất bên ngoài.
Vì lẽ đó, nên Hà Đồ hình tròn, còn Lạc Thư hình vuông.  Tròn tượng Trời, vuông tượng Đất.
Hà Đồ, Lạc Thư hỗ trợ, bổ sung lẫn cho nhau, và có thể nói được là hai phương diện của một học thuyết duy nhất, đó là:nội thánh, ngoại vương chi đạo, y như tấm  vải  có  sợi  ngang  sợi  dọc, [4]như  cuộc đời  có  hai chiều xuôi ngược, hai mặt trong ngoài.
Theo Từ nguyên, Lạc Thư dạy cách tổ chức xã hội trị quốc an bang. [5]Ta sẽ bằng cứ vào câu đó, để phanh phui cho ra các bí quyết của Lạc Thư.
Chương 2. Cấu tạo của Lạc Thư
Lạc Thư được cấu tạo như sau:
Trong Chu Dịch Xiển Chân ta thấy có một hình Cổ Lạc Thư như sau:
Đồ hình  này làm  ta mường tưởng  đến  cách cấu tạo của nguyên tử  với  nhân ở chính giữa và các quĩ đạo điện tử  ở  bên  ngoài.  Nhưng dĩ  nhiên hình  này  không phải là chính thống.
Ta vẽ lại sự diễn tiến từ Hà Đồ sang Lạc Thư như sau:
(a)
 (b)
 
(Ta thấy các số chẵn sung vào bốn hướng phụ, còn 4 số lẻ ở bốn phương chính.)
(c) Hà Đồ biến chuyển theo chiều Dương, chiều Ngũ Hành tương sinh.
Chiều biến chuyển của Hà Đồ
(Ta có: Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.)
 Đại cương

Ta có thể nói được rằng Lạc Thư xuất phát từ Hà Đồ [1], nhưng có bốn điểm dị biệt quan trọng sau đây:
1. Mất số 10 ở giữa.
2. Âm Dương không còn hòa hợp, phối ngẫu mà đã phân kỳ, chia rẽ.
3. 2 cặp số 9/4 và 7/2 đổi chỗ lẫn cho nhau [2]
4. Ở Lạc Thư, Ngũ Hành tương khắc, vận chuyển theo chiều Âm.  Ở Hà Đồ, Ngũ Hành tương sinh, vận chuyển theo chiều Dương.
Chiều biến chuyển của Lạc Thư.
(Ta có: Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ.)
Lạc thư vì thiếu số 10, nên chỉ còn có chín số; hơn nữa vì Âm Dương phân kỳ, Hỏa Kim điên đảo, nên Lạc Thư tượng trưng cho thế giới hữu hình, vạn tượng vạn hữu, thế giới thực tại, lấy nghịch cảnh biến thiên để đoàn luyện vạn vật.
Các số Lạc Thư tổng cộng là 45.
Các số Hà Đồ tổng cộng là 55.
Mà 45 + 55 = 100
Số 100 vốn tượng trưng vạn tượng, vạn hữu. [3]
Như vậy ta càng thấy rõ cả Hà Đồ lẫn Lạc Thư mới đủ tượng trưng cho vạn tượng vạn hữu, từ thế giới vô hình đến thế giới đến thế giới hữu hình.
Hà Đồ tượng trưng cho thế giới tâm thần, nội tâm, nội cảnh.  Lạc Thư tượng trưng cho thế giới vật chất ngoại cảnh, cho xã hội bên ngoài. 
Vì thế, các bậc tiên hiền nhiều khi lại vẽ Hà Đồ nằm bên trong, Lạc Thư bao bên ngoài.
Người xưa cho rằng Hà Đồ, Lạc Thư có ba điểm giống nhau và hai điểm khác nhau.
Ngọc Trai Hồ thị bình rằng:
3 điểm giống nhau:
1. Hà Đồ cũng như ở Lạc Thư số 1,  số 6 đều ở phía Bắc.
2. Số 3 và 8 đều ở phía Đông
3. Số 5 đều ở Trung Cung
2 điểm khác nhau:
1. Ở Hà Đồ thì số 2 và 7 ở phía Nam, còn ở Lạc Thư thì số 2 và 7 lại ở phía Tây.
2. Ở Hà Đồ thì số 4 và 9 ở phía Tây. Ở Lạc Thư trái lại 4 và 9 ở phía Nam. [4] 
Tóm lại, các số Dương 1, 3, 5 không đổi vị, chỉ có các số Âm 2 và 4 mới thay đổi, lộn lạo.[5]  Hà Đồ và Lạc Thư mỗi bên theo một ngả đường.
Hà Đồ sinh Tiên Thiên Bát Quái.
Lạc Thư sinh Hậu Thiên Bát Quái.
Phục Hi nhân Hà Đồ vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái.
(Cả hai hình đều có cùng một chiều diễn tiến) 
Ở Hà Đồ ta thấy nửa bên phải, các số Dương lẻ đều ở bên ngoài, các số Âm chẵn đều ở bên trong.
Còn ở nửa bên trái, thì các số lẻ Dương lại ở bên trong, số chẵn Âm lại ở bên ngoài.
 
Ở Tiên Thiên Bát Quái, ta cũng thấy ở nửa bên phải các hào Âm ở bên trong, các hào Dương ở bên ngoài; Còn ở nửa bên trái, thì các hào Dương lại ở bên trong các hào Âm ở bên ngoài.  Như vậy Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái đã rập theo một khuôn mẫu.
 
Lạc Thư liên lạc mật thiết với Hậu Thiên Bát Quái:
Hậu Thiên Bát Quái đánh số các quẻ đúng theo thứ tự Lạc Thư.
 Ở Hậu Thiên Bát Quái, các quẻ theo số thứ tự sau:  Nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Chấn, cửu Ly.
Thiệu khang Tiết cho rằng, người xưa nhân vòng tròn của Hà Đồ mà suy ra lịch kỷ, nhân hình vuông của Lạc Thư mà nghĩ ra cách chia châu, chia đất.
Ông nói: Tròn là hình sao, số của lịch kỷ có lẽ bắt đầu từ đó.  Vuông là hình đất, những cách chia châu, chia đất có lẽ bắt chước từ đó chăng. [6]
Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này.
Cũng như ở Hà Đồ, số quan trọng nhất của Lạc Thư vẫn là số 5.  Số 5 bao gồm Trời Đất, Âm Dương
Trời là 3, Đất là 2.  Số 5 là số tam thiên lưỡng địa, nên chính là Thái Cực. [7]
Ngoài tâm điểm ra, Hà Đồ và Lạc Thư đều có:
Dương số: 1 + 3 + 7 + 9 = 20
Âm số: 2 + 4 + 6 + 8 = 20
Tổng cộng đều là 20
Như vậy là Âm Dương quân bình.
Lạc Thư xưa đến nay vẫn là một cái gì huyền vi, bí ẩn.  Có nhiều lối cắt nghĩa Lạc Thư; nông có, sâu có tùy theo trình độ, tùy theo tâm trạng của mỗi người.
Thái Nguyên Định giải rằng: 9 số Lạc Thư tượng trưng cho các bộ phận của thần qui.
Ông viết: 
Số cửu cung là: 
Đội chín, đạp một
Tả ba, hữu bảy
Hai, bốn làm vai
Sáu, tám làm chân
Số năm ở giữa
Tượng hình lưng rùa. [8]
Cũng thấy có ca rằng:
Tải cửu lý nhất
Tả tam hữu thất
Nhị tứ vi kiên
Bát lục vi túc
Ngũ thập cư trung
Ỷ vu Khôn cục.
Có lẽ đó chỉ là phương pháp giúp ta nhớ phương vị các số trong Lạc Thư, chứ chưa giải thích được chi về Lạc Thư.
Một nhà bình giải Huỳnh đình Kinh cho rằng số 5 ở trung điểm là Thái Cực, Thái Nhất, 8 số bên ngoài là Bát Quái.  Tất cả họp thành Cửu Cung.
Hội ý trên, ta có thể giải Lạc Thư như sau:
Số ngũ là Thái Cực. [9] Còn 8 số bên ngoài tượng trưng cho Bát Quái tức là Vạn Tượng Quần Sinh, là thế giới hiện tượng, hiện hữu.
Sự thay bậc, đổi ngôi giữa hai cặp số 9/4 (Kim) và 7/2 (Hỏa), gây nên thế bất quân bình, mà khi đã mất thế quân bình, chắc chắn biến thiên chuyển động sẽ phát sinh.  Đó là một định luật khoa học. [10]
Kim Hỏa đổi ngôi gây nên điên đảo chuyển vận, cốt là dể đoàn luyện muôn vật cho nên tinh toàn, ý rằng Kim để rèn, mà Hỏa để luyện. [11] Âm Dương tương khắc cốt để gây nên biến thiên.
Lạc Thư  với  sự đảo điên, dịch vị của Kim, Hỏa,
sự tương khắc của Âm Dương là phản ảnh chân thực về thế giới hữu hình chúng ta, một thế giới đầy đảo điên, biến hóa.  Y thức như Hóa công có ý dùng nghịch cảnh để phát huy tiềm năng, tiềm lực của vũ trụ, cũng như của con người, để vạn vật và con người càng ngày càng trở nên tinh thuần, cao khiết.
Hơn nữa, Lạc Thư tuy chú trọng đến biến hóa bên ngoài, nhưng vẫn không quên khu nữu, quên Thái Cực bên trong.  Và như trong Trời Đất có Thái Cực làm chủ chốt để điều hòa mọi biến thiên chuyển động, thì trong một quốc gia cũng phải có một vị Đế Vương, một vị Nguyên Thủ cầm rường mối chỉ huy. 
Vì vậy mà ở Trung điểm Lạc Thư có Thái Cực, trung điểm Hồng Phạm có Hoàng Cực.  Thái Cực trong Lạc Thư tượng trưng cho Trời.  Hoàng Cực trong Hồng Phạm tượng trưng cho vì Thiên Tử thay Trời trị dân.
Đằng khác, có ít nhiều vị chân tu đắc đạo băng qua được các lớp lang hình tướng của vạn hữu, sống kết hợp với Thái Cực, Thái Nhất, đã mượn vị số của Lạc Thư để nói lên sự đắc đạo của mình; đại khái rằng mình đã vào được tâm điểm hoàn võ, vào được trong lòng Tạo Hóa.  Tung tầm mắt bao quát tám hướng, thì thấy vạn tượng, vạn hữu triều phục, hỗ trợ chung quanh y như tay chân, vai vế; chẳng khác nào 8 số Âm Dương bao quanh số 5 Thái Cực ở giữa.
Sách Chẩm Trung Kinh viết:
Ta ở đơn phòng
Bạn ta: Thái Nhất
Tả ba, hữu bảy,
Chín trước, một sau
Hai bốn đằng vai
Tám, sáu đằng chân
Ta ở chính giữa. [12]
Mới hay Lạc Thư đã chứa đựng cả một kho tàng văn hóa, chính trị và đạo giáo. [13]
 Ảnh hưởng Lạc Thư với các vấn đề
quốc gia, xã hội, học thuật Trung Quốc

Lạc Thư rất quan trọng, vì đã được đem áp dụng vào nhiều lãnh vực, khoa học, chính trị, đạo giáo Trung Hoa.   Cửu Phong Thái thị nói:
Hà Đồ thể tròn mà dụng vuông,
Lạc Thư thể vuông mà dụng tròn. [1]
Hà Đồ sinh bát quái.  Bát quái tượng Âm Dương nên phải chẵn mới phát biểu được ý nghĩa phối ngẫu và đối trĩ.
Lạc Thư sinh Cửu Trù, mà Cửu Trù là số Ngũ Hành biến hóa, nên phải lẻ để ngụ ý vận động. [2]
Cho nên mới có các chuyện kỳ lạ là Hà Đồ thì có nhiều liên lạc với con số 6, còn Lạc Thư lại gắn bó với con số 9.  Trong thiên Hà Đồ chúng ta đã thấy tầm quan trọng của số 6 trong lịch số, nay chúng ta sẽ chứng minh tầm quan trọng của số 9 trong cách phân châu, phân dã ở Trung Hoa.
1. Lạc Thư có 9 số, tượng trưng 9 cung
Một ở Trung ương làm khu nữu, chủ chốt
Tám ở chung quanh hàm ngụ ý nghĩa biến thiên, phụ bật.
Tiên Hiền Trung Quốc đã nhân Lạc Thư mà tổ chức phân phối Trời, Đất, Người như sau:
Về thiên văn, vòm trời được chia làm 9 miền gọi là Cửu Cung, hay Cửu Dã như sau:
Dương thiên
Viêm thiên
Chu
thiên
Thương thiên
Quân thiên
Hạo
thiên
Biến thiên
Huyền thiên
U
thiên
2. Chia Trung Hoa thành 9 châu
Chiếu vào địa đồ, ta thấy vị trí các miền xưa đại khái như sau: [4]
 
Nhờ cách phân châu, phân dã trên Trời, dưới Đất thành 9 miền, nên các nhà Thiên Văn Học Trung Hoa định được chòm sao nào chiếu vào miền nào, và mỗi khi có hiện tượng lạ trên trời, sẽ biết được miền nào dưới đất chịu ảnh hưởng.
3. Đế đô Trung Quốc được chia thành chín vùng theo kiểu Lạc Thư như sau: [5]

Khu dân cư
Chợ
Khu dân cư
Dân cư
Vương cung
Xã miếu
Khu dân cư
Xã miếu Triều đình
Khu dân cư

4. Tòa Minh Đường của nhà vua được chia thành 9 phòng như sau: [6]

(là 1 khu vực)
Minh
Đường
(là 1 khu vực)
Thanh
Dương
Thái thất
Thái miếu
Tổng
chương
 Cá
(là 1 khu vực)
Huyền
Đường
(là 1 khu vực)

5. Chia đất cho dân thành 9 khoảnh: Kỳ lạ hơn nữa là phép tỉnh điền tuy có từ thời vua Hoàng Đế (2697 - 2597), nhưng cũng rập theo khuôn mẫu Cửu Cung và được phân phối như sau:

Trăm
mẫu

Trăm
mẫu

Công
điền

Trăm
mẫu

Trăm
mẫu
  
Mỗi Tỉnh có tám nhà ở chung quanh; mỗi nhà được 100 mẫu ruộng; ở giữa là Công điền có giếng nước (Tỉnh).  Tám nhà chung quanh phải góp sức làm 100 mẫu Công điền ở giữa để nộp cho nhà vua.  Còn hoa lợi thì được hưởng cả.  Đó là phép Triệt Điền.[7]
 6. Chia não bộ con người thành 9 cung như sau: Thiên Đình, Cực Chân, Đơn Huyền; Minh Đường, Nê Hoàn: Thiên Tâm, Thái Hoàng; Động Phòng, Lưu Châu, Đế Ất. [8] Tính Mệnh Khuê Chỉ vẽ Cửu Cung trong đầu đại khái như sau: [9]
 
Có cái lạ là y học cổ Âu Châu cũng chia óc não và các xoang não bộ thành cung thất.  Hiện nay ta còn thấy những chữ não thất 3 (3è ventricule), não thất 4 (4è ventricule) v.v... Hơn nữa chữ Thalamus theo từ nguyên cũng chính là Động Phòng.[10] Thế mới hay Cửu Cung của Lạc Thư đã trở thành nòng cốt cho công cuộc khảo sát Thiên Văn, Địa Lý, Nhân Sinh.
So lại các đồ bản: Lạc Thư, Thiên Văn, Địa Lý, Nhân Sinh, Cửu Cung, Cửu Dã, Minh Đường, Tỉnh Điền v.v..., ta thấy Trung Cung, Trung Điểm lúc nào cũng dành cho Thái Cực, hoặc là cho Thiên Tử, cho Vương Cung, Vương Điền; còn ở nơi con người thì Trung Cung tượng trưng cho Nê Hoàn hay Huyền Quan Nhất Khiếu.  Như vậy Trung Điểm, Trung Cung thật là tối trọng.  Suy ra, thì bất kỳ trên trời, dưới đất, trong người, đã có biến thiên, là phải có chủ chốt.  Kinh Dịch cho rằng trên trời, dưới đất, trong người, chủ chốt huyền vi ấy chỉ có một: đó là Thái Cực...

1 nhận xét:

  1. Xin gửi Mr. Trần Kim tham khảo về một phát kiến cho phương vị Bát quái tương lai tiếp sau Hậu thiên Bát quái theo link dưới đây:
    http://chanhkien.org/2011/08/vi-lai-bat-quai-phuong-vi-phan-1.html
    tác giả Tiểu Nham có phân tích khá kỹ lưỡng về việc Văn Vương thay đổi vị trí của Tiên thiên bát quái biến thành ứng dụng Hậu thiên Bát quái

    Trả lờiXóa