Chính quái: Đầu cuộc
Hộ quái : Trung cuộc
Biến quái : Kết cuộc 
Tuy nhiên, có một sốt trường hợp thì Chính quái lại là Kết cuộc mà Biến quái lại là Đầu cuộc tùy theo hiện trạng của người hỏi đang đứng trong phạm vi nào.
Muốn toán dịch cần phải:

  1. Hiểu ý nghĩa của quái.
  2. Xem hào nào động.
  3. Hào động là âm hóa dương hay dương hóa âm.
  4. Hào âm cư âm hay cư dương, hào dương cư dương hay cư âm.
  5. Xét ưu tù, vượng tướng.

" Hào động là cớ sự xảy ra chính đương thời. Dương động hóa âm; âm động hóa dương: việc tăng sức dần dần lên theo quái nghĩa. Dương cư âm hay âm cư dương mà động.
LỤC HÀO LÝ SỰ
 hào khó biết (Kỳ sơ nan tư)
Nhị hào nhiều khen (Nhị đa dự)
Tam hào nhiều hung (Tam đa hung)
Tứ hào nhiều lo sợ (Tứ đa cụ)
Ngũ hào nhiều công (Ngũ đa công)
Lục hào dễ biết (Kỳ thượng dị tri)

Lục hào trong quẻ dịch có ngôi vị, thứ tự khác nhau, vì thế có ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa ngắn gọn thường được nêu như sau : hào 1, sơ nan tri, việc khó biết, hào 2, nhị đa dự, nhiều tiếng khen, hào 3, tam đa hung, nhiều điều xấu, hào 4, tứ đa cụ, nhiều lo lắng, hào 5, ngũ đa công, nhiều công lao, hào 6, lục dị tri, dễ biết dễ thấy. Các sách thường giải thích là : hào sơ là sự việc mới bắt đầu, tiềm ẩn chưa rõ ràng nên khó biết, hào 2 đắc trung được hào 5 trợ nên làm được việc, được khen, hào 3 bất trung không có trợ giúp nên xấu, hào 4 gần vua nên lo sợ, hào 5 vua làm được việc lớn, nhiều công lao, hào 6 là lúc kết thúc, sự việc rõ ràng nên dễ thấy. Cách giải thích này đơn giản, có chỗ chưa thỏa đáng, đặc biệt là hào 1 và hào 6, tại sao sơ lại nan tri, lục dị tri, có phải chỉ là khởi đầu và kết thúc không ? Sau đây là giải thích của tôi:
Hào 1: Ở vị thấp nhất, tượng là đất đai nhà cửa, kẻ ở vị thấp, trẻ con. Hào 1 thường ứng các việc kín đáo, việc trong nhà, việc riêng tư, nên khó biết. Đặc tính bắt đầu, khởi sự chỉ là một đặc tính của hào 1, không phải bắt đầu mà khó biết, khó biết chủ yếu vì nó là việc cá nhân, riêng tư, việc trong nhà, không liên quan đến nhiều người, cách biệt với xã hội bên ngoài, nên khó thấy khó biết.

Hào 1 động thường ứng việc trong nhà, chuyện đàn bà, con nít, gia đạo rắc rối, đổi thay, va chạm trong cuộc sống gia đình, sửa chữa nhà cửa phòng ốc.
Hào 2: Nhị đa dự, nhiều tiếng khen, có cái vui. Hào 2 là người dân trung tín, ở vị giữa, đắc trung tức là có sự hài hòa chừng mực, không cực đoan lệch lạc. Trung cũng là trung thành, trung tín. HHào 2 vị thấp là dân thường mà tính cách ôn hòa, thành thực, xử sự hợp lý, giữ được chính đạo, làm tròn bổn phận thì đương nhiên được khen, được thông thuận. Hào 2 ứng hợp với hào 5 vua nên làm gì, việc gì cũng nhìn ngó xem chừng bề trên, liệu bề hành xử đúng phép, là người dân lương thiện, có lòng tôn trọng lãnh đạo, kính ngưỡng bề trên, do vậy được khen, được động viên, được ban tặng. Cái tốt đó do hành động trung tín của mình mà ra cả.
Hào 3: Tam đa hung. Vị ở nội quái, vẫn là thường dân, nhưng đứng đầu đám thường dân, cũng tức là kẻ đã chán làm dân lắm rồi. Vị thế xung động, muốn ngoi lên trên, dóm ngó bên trên thường xuyên. Hào 3 về người là kẻ phú ông địa chủ, trưởng giả lão thành, kẻ có thực lực, kẻ mạnh bạo bất chấp lề luật. Cái đa hung ở đây là do bản chất bất trung, vừa tự mang tính hung, muốn đả phá thay đổi để tiến lên, vừa là tự chuốc lấy điều hung, do hành động phá phách vô lối, gây sự mà thành bị họa.
Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình ngày xưa thường bắt đầu từ một nhân vật ở vị thế hào 3, có tâm bất phục, có thực lực mạnh mẽ nên lôi kéo tụ tập dân chúng đi theo làm loạn, làm việc bất trung thoán nghịch. Gây việc hung bạo giết chóc, nhờ việc hung mà tiến lên, nếu thành công tất nhảy lên vị 4, vị 5 cao hơn, danh lợi đều hơn vị cũ. Ngày nay, các cuộc bạo động ở Bắc Phi đều do dân hào 3 khởi sự mà ra cả. Các kẻ mạnh bạo bất mãn chính quyền liên kết dân chúng làm nên cách mạng hoa nhài lịch sử. Việc xong thì thành khanh tướng công hầu, từ dân nhảy lên quan, còn quan lại cũ thì rơi xuống làm dân, có khi mất mạng.
Hào 3 ứng viện với hào 6 là thời thế, hoàn cảnh, tức trời sinh phản loạn, không có sự biến động lớn của thời thế thì hào 3 chỉ có thể nhăm nhe vị trí hào 4 mà thôi.
Hào 4: Tứ đa cụ, nhiều lo lắng. Hào 4 ở ngoại quái, không phải dân thường nữa mà là quan lại công hầu, kẻ gần vua. Gần vua thì lo sợ, quan trường vốn hiểm ác. Cái thằng dân như hào 2 chỉ cần chấp hành luật pháp, yên ổn làm ăn là được vua khen, chả lo lắng gì. Còn hào 4 luôn phải tranh cạnh đấu đá, lo vơ vét thu vén. Hào 4 vị lại bất trung, chả cần lề luật, ở gần hào 5 buộc phải bợ đít vua nên mồm lúc nào cũng bô bô phải trung thành, tuân thủ luật pháp, chống tham ô tham nhũng, nhưng đã bất trung thì nói thế chả làm thế, mồm nói việc công tay vơ vét việc riêng. Do cái vị nó thế mà quan lại xưa nay muôn đời giống nhau. Chỉ rất ít quan thanh liêm chính trực, nhưng dù tham hay không thì hào 4 luôn phải lo, lo tranh đấu, lo phe cánh, lo ô dù an thân. Thanh liêm thì lo bị thanh lọc, lo mình không ăn thì chúng nó hất cẳng mình ra !
Hào 4 lại ứng với hào 1 là đàn bà, con cái trong nhà, nên là bị vợ con lôi kéo, hối thúc vơ vét riêng tư.
Hào 4 ở gần sát hào 3, nên biết có nhiều bọn dân đen nhưng lắm tiền, hãnh tiến luôn nhấp nhổm chờ chực, sẵn sàng bỏ tiền mua quan để ngoi lên, chưa nói có khi làm loạn mà chỉ cần đứa nặng tiền cũng làm cho hào 4 e ngại lo lắng rồi.
Tóm lại cái vị hào 4 gần vua, gần bọn phú gia tham vọng, vì thế mà lo, mà sợ.
Thực tế khi hào 4 động sẽ có việc liên quan đến cấp trên, lãnh đạo, người đó không ở vị cao nhất, thường dưới người đứng đầu một cấp. Trong cuộc sống để ý quan sát những người này thấy họ lo giữ chức giữ ghế rất buồn cười. Có khi tưởng hết thời lo đờ người ra, đến lúc thêm được nhiệm kỳ nữa thì vui inh lên, ôm ghế hơn ôm người tình!
Hào 5: Ngũ đa công, nhiều công lao. Vua chúa thì bao giờ chả nhất, ai dám nhận công hơn vua là gay ngay, công cao át chủ, là họa mất mạng, bài học xưa nay đầy rẫy. Cho nên ngày nay các loại bằng khen, huân huy chương, danh hiệu chiến sỹ thi đua luôn dành cho các cấp lãnh đạo là nhiều. Tổng kết cho thấy 90% các danh hiệu thuộc về các vị này, đó là đúng luật Dịch vậy. Dân thường có công thì tính là công lao tập thể, còn để đại diện thì vẫn là đồng chí lãnh đạo, chỉ đồng chí mới xứng đáng, ai dám đứng ra nhận hơn là gay lắm !
Hào 5 động tất hàng ngũ chóp bu, người đứng đầu cơ quan tổ chức có đổi thay, có sự cố, có sinh chuyện, nếu khắc hào thế là tai vạ lớn.
Hào 6: Lục dị tri, dễ thấy. Hào 6 chỉ trời, xã hội, ngoại cảnh bên ngoài, việc xảy ra ngoài xã hội nên dễ biết dễ thấy, chứ không phải là mãn cuộc kết thúc thấy kết quả.
Ngoài ý dễ biết vì là hoàn cảnh rõ ràng bên ngoài, hào 6 còn có ý là vị cao quá, có sự thái quá, quá đáng, khác thường. Đó là kẻ dám qua mặt vua, là kẻ quá khích, kẻ lỡ thời, người về hưu, là ông vua thất thế bị kéo lê trên phố, kẻ nhầm lẫn thiển cận…Tất cả đều “dễ thấy” vì họ tự nhiên nổi bật lên, tự nhiên bị phô trương ra trước thanh thiên bạch nhật, nên dị tri !
Thực tế khi hào 6 động là hoàn cảnh bên ngoài biến chuyển sinh chuyện, thời thế thay đổi, nhân tâm phản trắc, ly hợp đổi thay, việc ồn lên từ môi trường xung quanh. Hoặc có thay đổi thời tiết như mưa gió bão bùng, nắng nóng, tất cả đều dễ thấy dễ biết.
Như vậy chỉ có hào 1 và hào 6 có sự thể hiện thực tế khác với cách giải thích đơn giản của các sách. Hào 3 bản chất cũng phức tạp hơn, mang tính động tiềm ẩn mạnh hơn các hào khác. Thế ứng lâm hào 3 thì dù không động vẫn có dao động, thay đổi, dấy lên, khởi sự…

Trong phạm vi quốc gia thì:

Hào sơ: vạn vật, sông ngòi, ruộng lúa, cỏ cây, hoa màu, trẻ con, ếch nhái.

Hào nhị: dân chúng, nhà cửa, trên đất.
Hào tam: bậc trưởng gỉa.
Hào tứ: bậc tể tướng.
Hào ngũ: vua chúa.
Hào lục: Trời, mây gío, hiện tượng.

Trong phạm vi gia đình thì:
Hào sơ: trạch, mộ, tiểu nhi, kê (gà).
Hào nhị: trạch nhân, trù táo, thê thiếp, khuyển (chó).
Hào tam: Trung môn, càng tịch, huynh đệ, trư (heo).
Hào tứ: Đại môn, môn hộ, mẫu đường, dương (dê).
Hào ngũ: Đạo lộ, thủy mẫu, phụ đường, ngưu (trâu).
Hào lục: Tường bích, lương đống, tổ tông, mã (ngựa).
Dựa vào ý nghĩa của quái mà luận về hào động. Thí dụ: được quẻ Thiên Sơn Độn: Thoái dã (lui ẩn, trốn đi, ẩn náu).
Nếu sơ hào động: "độn sơ" nghĩa là độn còn ít, còn nhỏ khó biết, khó thấy (nan tri), đó là cái "độn" mới xảy ra trong lòng, người ta mới có ý nghĩa đi ẩn, đi trốn thôi). Nếu hào nhị động, đó là "độn nhì", đó là cái độn đã được nói, người đương sự đã tuyên bố cho mọi người biết cái ý đi ẩn của y.
Nếu "độn tam": đương sự đứng lên thực sự đi ẩn. Nếu "độn tứ" đương sự đã ra khỏi cửa để đi ẩn. Nếu "độn ngũ": đương sự đã ở ngoài đường, trên đường đi ẩn. Nếu "độn lục": đương sự đã trốn mất rồi.
Âm hào, dương hào cư âm hay cư dương:
Mỗi quái có 6 hào, đánh số thứ tự từ dưới lên trên: sơ nhị, tam tứ, ngũ, lục. Ở các thứ tự lẻ là dương: sơ, tam, ngũ. Ở các thứ tự chẵn là âm: nhị, tứ, lục. Ở sơ mà hào âm là âm hào cư dương; ở lục mà hào dương là dương hào cư âm,.v.v..