Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Hà Đồ với khoa số học

Các Triết gia đời Tống cho rằng: Hà Đồ hình tròn tượng trưng cho thiên tượng, cho tinh tú.[1] Vì vậy các số trong Hà Đồ có thể dùng cho lịch số. Theo Chu Tử:
Số 1, 2 dùng để phân Âm Dương, Cương Nhu.
Số 5, 6 dùng để làm lịch số.
Số 9, 10 dùng để định chu kỳ tháng nhuận. [2]
Như vậy, Chu Tử đã đề cặp đến 3 vấn đề:
1. Vấn đề Nhất Thể Lưỡng Diện của vũ trụ
Theo Chu Tử, số 1 và 2 tượng trưng cho Dương và Âm tức là hai chiều hai mặt của vũ trụ. Vũ trụ luôn biến thiên theo hai chiều khác nhau, nhất phục nhất khởi, nhất tiêu nhất tức, như vậy biến hóa sẽ vô cùng tận.
Nếu vũ trụ chỉ biến hóa theo một chiều thì thế nào cũng có lúc tận thế.
Trong thế kỷ XIX, khoa học tưởng vũ trụ chỉ tiến hóa có một chiều hướng, theo nguyên lý II Carnot-Clausius. Theo nguyên lý này thì động lực ngày một tiêu hao, và có một lúc nào đó sẽ triệt tiêu. Khi ấy vũ trụ sẽ trở nên im lìm, tĩnh lãng, lạnh lùng. [3]
Nhưng sang thế kỷ XX, với quan niệm tương đối của Einstein, [4]nguyên lý bất định của Heisenberg, [5] phương trình phản phúc của Dirac, [6] quan niệm nhất thể lưỡng diện của Louis de Broglie, [7]nhiều nhà bác học – trong đó có Lecomte du Noüy [8] – đã nhận định phải có một chiều tiến hóa ngược lại với nguyên lý Carnot. Lecomte du Noüy chủ trương tinh thần và vật chất tiến hóa ngược chiều nhau, nên khi tinh thần lên đến cực điểm tinh hoa, thì vật chất sẽ triệt tiêu phá tán. [9]
Sở dĩ có hai chiều, hai hướng tiến hóa, biến thiên là vì tinh thần vật chất chẳng qua cũng chỉ là hai mặt của một thực thể duy nhất. [10]
Theo khoa học hiện đại, thì năng lực có thể biến thành vật chất, vật chất có thể biến thành năng lực. [11]
Thế là thuyết Âm Dương của Á Châu ngày nay đã được khoa học Âu Mỹ xác nhận.
2. Số 5 và số 6 với lịch số
Chúng ta hãy khảo sát ảnh hưởng của hai con số 5 và 6 trong lịch số.
Trên thực tế thì vì sự biến chuyển có hai chiều Âm Dương, nên số 5 và 6 thường được nhân 2 thành 10 và 12.
Xưa 10 là một tuần 10 ngày.
10 là Thập Can
 12 là Lục Luật (Dương),và Lục Lã (Âm).
* Lục Luật (Dương) là: 1/ Hoàng chung (Do),
2/ Thái thốc (Re), 3/ Cô Tẩy (Mi), 4/ Nhụy tân (Fa#),
5/ Di tắc (Sol#), 6/ Vô Dịch (La#)
* Lục Lã (Âm) là: 1/ Đại Lã (Do#), 2/Giáp Chung (Re#), 3/ Trọng Lã (Fa), 4/Lâm Chung (Sol), 5/ Nam Lã (La), 6/ Ứng Chung (Si). 
Theo Trung Hoa 12 là 12 giờ một ngày (2 giờ Trung Hoa xưa là 1 giờ Âu Châu)
Một năm có 360 ngày: (5 x 6) (6 x 2),
24 tiết (mỗi tiết là 15 ngày), 24 x 15 = 360)
72 hầu (mỗi hầu là 5 ngày (72 x = 360)
 Cứ 60 năm (6 x 10 = 5 x 12 = 60) là một Hoa Giáp.
Mặt trời qua một cung Hoàng Đạo mất 2160 năm (360 x 6), đi một vòng 12 cung Hoàng Đạo mất 25920 năm (360 x 72).
Một Nguyên theo Trung Hoa là 129600 năm (360 x 360): Con số 129600 rất lạ vì:
            129600 năm là một Nguyên (12 hội)
            129600 tháng là một Hội (30 vận)
            129600 ngày là một Vận (12 thế)
            129600 giờ là một Thế Kỷ (30 năm)
            129600 phân là một Năm (12 tháng)
            129600 ly là một Tháng (30 ngày)
            129600 hào là một Ngày (12 giờ)
            129600 ti là một Giờ [12]
3. Số 19 (10+9) với phép tính Tháng Nhuận
Một năm Dương Lịch có 365 ngày 235/940.
Một năm Âm Lịch chỉ có 354 ngày 348/940. 
Như vậy mỗi năm, Dương lịch và Âm lịch chênh nhau: 10 ngày 827/940
Vì vậy phải lập tháng nhuận cho Âm lịch.
Kinh nghiệm cho thấy, trong một vòng 19 năm nếu thêm vào Âm lịch 7 tháng nhuận, [13] thì sau 19 năm, Âm lịch và Dương lịch lại có cùng một ngày tháng như nhau. Đó là Chu kỳ Méton.
Ngoài ba trường hợp áp dụng Số học của Hà Đồ để đi tìm các định luật của trời đất kể trên, theo nhận định của Chu Tử, ta có thể dùng 10 con số Hà Đồ để tìm ra nhiều định luật vũ trụ khác. Đây chỉ xin dẫn thêm ít nhiều ví dụ:
1/. 18 năm (10 + 8) là Chu kỳ Saros (18 năm 11 ngày cho ta chu kỳ các Nhật thực, Nguyệt thực. Trong 18 năm có 70 lần Nhật thực, Nguyệt thực. Hết 18 năm lại trở lại như cũ.
2/. Ta có thể dùng cấp số nhân của 2 mà tính ra khoảng cách giữa các hành tinh và mặt trời theo như Định luật Bode.Ta viết:
0, 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128.
Đoạn nhân cho 3:
0, 3, 6, 12, 24, 48, 96, 192, 384.
Đoạn cộng với 4:
4, 7, 10, 16, 28, 52, 100, 196, 388.
Đoạn chia cho 10:
0, 4, 0, 7, 1, 1, 6, 2, 8, 5, 2, 10, 19, 6, 38, 8.
Ta có:  [14]

Tên các hành tinh
Khoảng cách đại khái theo lối toán trên
Khoảng cách thật sự theo khoa học
Thủy tinh
Mercury
0,4
0,3871
Kim tinh
Venus
0,7
0,723
Trái đất
Terre
1
1
Hỏa tinh
Mars
1,6
1,523
Cérès
Cérès
2,8
2,77
Mộc tinh
Jupiter
5,2
5,202
Thổ tinh
Sature
10
9,554
Thiên vương tinh
Uranus
19,6
19,21
Hải vương tinh
Neptune
38,8
30,10

4. Tứ Tượng và Vũ trụ vạn vật
Hà Đồ dùng các con số 1, 2, 3, 4 để chỉ cơ cấu vạn vật 6, 7, 8, 9 để chỉ sự biến thiên của vạn vật.
Theo các nhà Huyền Học Âu Châu thì Tứ Tượng chỉ là biến thái của một thực thể duy nhất. [15]
Theo Pythagore, thì bốn con số 1, 2, 3, 4 đã đủ tượng trưng vũ trụ và sự vận chuyển của vạn hữu.
1, 2, 3, 4 là 4 trạng thái biểu dương sự phát hiện của Thượng Đế. Họ viết
 
Những chữ Do Thái ấy là:
Yod
Yod - He
Yod - He -Vau
Yod - He Vau - He [16]
Viết thành vòng tròn ta có:
mà Yod He Vau tức là YHVE (YAHVE, JEHOVAH).
Môn phái Pythgore gọi hình Tứ Tượng là Tétractys hay Tetragrammaton.
Và Tứ Tượng phân bá ra bốn phương có nghĩa là vũ trụ chuyển hóa không ngừng. [17]
Không đi sâu hơn vào vấn đế Số học, ta thấy rằng Hà Đồ với những con số có thể cho ta biết nhiều huyền cơ vũ trụ, hơn nữa ta cũng thấy rằng trên những vấn đề căn bản, Đông Tây chẳng khác chi nhau.

Liên lạc giữa hà Đồ, Bát Quái, và Lạc Thư

Hà Đồ
Bát Quái
Hà Đồ có đủ Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái.
Thái Cực          = 5 + 10
Lưỡng Nghi      = a) Dương Nghi: 1 + 3 + 7 + 9 = 20
                              b) Âm Nghi:        2 + 4 + 6 + 8 = 20
Tứ Tượng         = 1 + 6; 2 + 7; 3 + 8; 4 + 9
Bát Quái           = 7, 2, 8, 3, 6, 1, 9, 4

Muốn có Bát Quái ta chỉ việc đưa 4 con số bên trong vào 4 phương Bàng (Tứ Duy) theo chiều nghịch kim đồng hồ:
7
2
8 3             4 9
1
6
Càn
7
  Đoài 2                4 Tốn
        Ly 8                        9 Khảm
Chấn 3                 1 Cấn
6
Khôn
 Muốn có Lạc Thư, ta:
1. bỏ số 10 ở Trung cung
2. đảo lộn 2 cặp số 4/9 và 2/7 với nhau
3. đặt các số chẵn vào bốn phương bàng (tứ duy) theo chiều nghịch kim đồng hồ. Ta sẽ có:
7
2
8 3       5/10      4 9
1
6
 9
 4
8 3       5      2 7
 1
 6

9
4          2
3          5          7
8          6
1
Thế là Kim Hỏa đổi ngôi, và chiều vận dụng của Lạc Thư sẽ theo chiều Ngũ Hành tương khắc.
 
Đó tức là chiều Âm của các vì sao trong Tử Vi.
Hà Đồ chủ sinh. Lạc Thư chủ khắc.
Hà Đồ vụ tu nội, mục đích giúp con người trở thành thần thánh.
Lạc Thư chủ trị ngoại, giúp con người sống an vui hạnh phúc. Các bậc Thánh vương đã nhân Lạc Thư làm ra Hồng Phạm Cửu Trù để dạy các bậc Đế vương phương pháp tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. (Xem quyển Khổng Học Tinh Hoa của tác giả.)
Những vấn đề siêu hình tàng ẩn trong Hà Đồ

Trong Hà Đồ tàng ẩn nhiều bí quyết siêu hình, nhiều vấn đề triết lý, nhân sinh, đạo giáo.
Chúng ta sẽ lần lượt khảo cứu ít nhiều vấn đề then chốt sau đây:
1/. Trung Cung, Trung Điểm hay Bản Thể Vũ trụ.
2/. Chu Vi hay là Vạn Hữu với Nguyên Lý Diễn Dịch Tuần Hoàn.
3/. Quan niệm Âm Dương, hay Nhất Thể Lưỡng Diện.
4/. Nguyên tắc sinh thành hay là sự cộng tác của Âm Dương, của tinh thần vật chất, để thực hiện đại công của vũ trụ.
5/. Các hình thái hay các tầng lớp con người theo Hà Đồ.
6/. Quan niệm Thiên Nhân Tương Dữ theo Hà Đồ.
7/. Tạo hóa Qui Trung Chi Diệu theo Hà Đồ.

1. Trung Cung, Trung Điểm hay là Bản Thể của Vũ trụ
Kinh Dịch chỉ dùng có mấy đồ bản Hà Đồ, Lạc Thư và các họa bản Dịch mà đã mặc nhiên đề cập được hết các vấn đề:
a). - Căn Nguyên, Cùng đích của vạn vật
b). -Sự biến thiên: Các giai đoạn biến thiên, và chiều hướng biến thiên của vạn vật. [1]
Tất cả các họa bản đều diễn tả một chân lý siêu việt: Vạn vật từ một thực thể siêu vi sinh xuất, biến hóa muôn vàn, thi triển hết mọi khả năng, tận dụng mọi kết quả, rồi cuối cùng lại trở về Căn Nguyên bản thể.
Vũ trụ dẫu tán phân, phóng phát bao nhiêu chăng nữa rồi ra cũng qui về Đại thể siêu vi.
Phân tán thì chu lưu cùng vũ trụ, thâu liễm thì kết tụ trong tâm điểm tế vi. [2]
Có biết nhẽ: Nhất thể biến Vạn thù, Vạn thù qui Nhất thể, có biết nhẽ biến hóa tuần hoàn, phản phúc, phóng đãng, di lưu, rồi lại qui căn, phản bản, thì mới hiểu được vi ý của các họa bản Hà Đồ, Lạc Thư và Dịch.
Đại thể, Bản Thể Bất Khả Tư Nghị ấy các nhà Huyền Học Nho, Lão đã gượng ép mà đặt cho những tên Thái Cực Đạo và gượng ép tượng trưng bằng những số những hình.
Thái Cực trong Dịch
Ngũ trong Lạc Thư
Ngũ thập trong Hà Đồ.
Theo cùng khuôn mẫu ấy các khoa Thiên văn, Địa lý, Nhân sinh cũng chủ trương:
1. Trung tâm trời là Thiên Khu [3], Thiên Cực, Bắc Cực hay Tử Vi cung [4].
Trung Điểm đất theo quan niệm Trung Hoa là núi Côn Lôn [5].
Trung Điểm trong con người là: Nê Hoàn Cung, Côn Lôn, Cốc Thần hay Thiên Cốc v.v.. [6]
Như vậy ngũ thập cư trung trong Hà Đồ là bản thể, tức là Thái Cực. [7]
5 và 10 là số đại thành bao quát Âm Dương:
             5 = 1 + 4
             5 = 2 + 3
            15 = 6 + 9
            15 = 7 + 8
cũng như 5 và 10 phân tán ra tứ phương sẽ sinh ra các số Âm Dương bên ngoài, Thái Cực cũng sinh xuất muôn vật.
Cho nên bất kỳ trong một đồ bản nào, Trung Cung, Trung Điểm cũng tượng trưng cho Thái Cực, Căn nguyên sinh xuất muôn vật và cũng là nơi giao hội, qui hoàn của vạn vật:
Mới hay:
Con con cháu cháu vấn vương,
Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương hồi đầu.
Càn, Khôn, Ly, Khảm gặp nhau,
Hợp thành một khối, gót đầu chẳng phân.
Thế là thần khí qui căn,
Một lèo khinh khoát, băng chừng hư vô.
Âm Dương thông lý, hiệp hòa,
Sẽ cùng tạo hóa vào ra muôn đời. [8]
Cổ nhân dùng Trung Cung, Trung Điểm để tượng trưng cho Thái Cực, cho Bản Thể của vũ trụ là một sự kiện hiển nhiên được minh chứng chẳng những bằng Hà Đồ, mà còn bằng Lạc Thư, và các đồ bản của Dịch.
Cao tăng Diệu Hư viết:
Đãn đắc thử trung vô quải ngại.
Thiên nhiên bản thể tự hư không [9].
Tạm dịch:
Được Trung, là hết lôi thôi.
Thiên nhiên, Bản thể đất trời là Trung.
Đại Đổng Chân Kinh còn ghi: Tìm căn bản phải tìm nơi Thái Cực [10]
Hiểu được ngũ thập của Hà Đồ tức là đi sâu vào lòng sâu muôn vật, tìm ra vi diệu của Càn Khôn, hay Ngọc Châu của Tạo Hóa. 
Cố khai phá Huyền nguyên tam ngũ
Mới tìm ra Tạo hóa khuê chương
Huyền cơ Trời ở trung ương,
Gần trong gang tấc, chẳng vương tượng hình. [11]

2. Chu vi Hà Đồ hay là Vạn hữu với  Nguyên lý Diễn Dịch tuần hoàn
Hà Đồ chỉ mới có tứ chính mà không có tứ duy nên chính là một vòng tròn, mà vòng tròn là tượng trưng cho sự tuần hoàn biến Dịch.
Hà Đồ xét về phương diện ngũ hành có thể đơn giản hóa như sau:
 Nam
 Hỏa 
       Đông    Mộc Thổ     Kim Tây 
 Thủy
 Bắc
Nhìn vào đồ bản này ta thấy hình chữ thập:
Trong đó Thủy Hỏa chống đối nhau như dưới với trên, như Nam với Bắc, Kim Mộc chống đối nhau như Tả với Hữu, như Đông với Tây. Tức là trong sự biến Dịch có tung hoành thuận nghịch, phải có thể đổi thành trái, dưới có thể đảo lên trên.
Trong trời đất, và trong xã hội ta cũng thấy đây những hiện tượng đối đãi, phản phúc: Đông mà sáng, thì Tây tối; Bắc lắm đất, Nam lắm biển; có lúc cá nhân được trọng, có khi đoàn thể được trọng; có thời, vua là trọng, có thời, dân mới quí; có nơi tinh thần được sùng thượng, có chỗ vật chất được suy tôn; tất cả đều tùy nơi, tùy thời. 
Lẽ thuận nghịch (Tống), đối đãi (Thác ) của Hà
Đồ được tượng trưng bằng hai cặp mâu thuẫn:
            Kim     Mộc
           Thủy   Hỏa
và được Dịch kinh tượng trưng bằng:
28 cặp quẻ phản phúc (Tống)
4 cặp quẻ đối đãi (Thác) [12]
Ngay trong ngôn ngữ, từ ngữ cũng có nhiều chữ để chỉ, để gợi ra sự đối đãi, thuận nghịch.
Ví dụ: Lá mặt, lá trái;
            Xoay xở, Lật lọng;
            Đảo điên, Phản phúc.
hay cách nói lái trong tiếng Việt, các loại văn biền ngẫu, câu đối. Trong chữ Hán cũng có những loại chữ đảo điên, phản phúc, đối đãi.
Ví dụ: Cảo = Sáng sủa, Yểu = Mờ mịt
 Thượng = Trên, Hạ = Dưới
            Hữu = Phải, Tả = Trái
            Diệt = Lồi, Ảo = Lõm
            Tường = Nửa trái, Phiến = Nửa phải [13]
            Suy ra muốn biến hóa phải biết nhẽ điên đảo, thuận nghịch. Áp dụng vào con người muốn có một đời sống lý tưởng, phải biết tùy như cầu, khuynh hướng, tùy thời gian, tuổi tác mà biết lúc nào phải trọng vật chất, lúc nào phải trọng tinh thần. Nói chung từ bé đến lớn, con người càng ngày càng hướng ngoại, đi tìm vật chất, tìm cơm áo địa vị, từ lớn đến già càng ngày càng hướng nội, đi tìm tinh thần, và các giá trị siêu nhiên.
Đó chính là chiều hướng biến hóa của Hà Đồ:
Tiến về vật chất trước (Thoái hóa)
Tiến về tinh thần sau (Tiến hóa) để rốt ráo trở về Trung Cung Thái Cực.[14]
 
Đó là tiến hóa theo chiều Dương, chiều Ngũ Hành tương sinh, chiều đi về hướng tinh thần ngược lại với chiều tiến hóa của Lạc Thư tức là chiều Âm, chiều Ngũ Hành tương khắc, chiều đi về vật chất, ngoại cảnh.
 
Nếu trời đất chỉ biến hóa một chiều thì sẽ có lúc cùng, nhưng vì luôn luôn biến hóa theo hai chiều, hai hướng cho nên lúc nào cũng có một bên tăng, một bên giảm, bên tiêu, bên tức, thành thử dẫu biến hóa mấy, toàn bích vẩn y nguyên, không vơi, không cạn.
Suy ra trong vũ trụ, sự biến hóa luôn có hai chiều hai hướng: Tinh tú vận chuyển theo hai chiều thuận nghịch, Đạo giáo và Chính trị theo đuổi những mục đích ngược nhau, con người có hướng ngoại, hướng nội, vật chất có tụ, có tán, v.v..
Trong chiều biến hóa của Lạc Thư, động lực ngày một giảm, hư lực ngày một tăng theo Nguyên lý Nhiệt lực II của Carnot-Clausius. [15]
Trong chiều biến hóa của Hà Đồ, động lực ngày một tăng, hư lực ngày một giảm.

3. Quan niệm Thái Cực, Âm Dương, hay Nhất Thể Lưỡng Diện
Sự biến hóa theo hai chiều hướng đối nghịch nhau, truy kỳ nguyên là vì cơ cấu vũ trụ đã được tổ chức theo hai hình thức đối nhau. Đó là quan niệm Thái Cực Lưỡng Nghi, Nhất Thể Lưỡng Diện của Dịch kinh. Hà Đồ tượng trưng quan niệm này bằng số như sau:
            5 = 2 + 3
            5 = 4 + 1
Dịch kinh viết:
Nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo.
Nếu viết thành phương trình ta sẽ có
Đạo = Âm + Dương
Thái Cực = Âm + Dương [16]
Muốn hiểu bí quyết Dịch, không được coi Âm, Dương là hai thực thể đối lập, mà là hai phương diện của một thực thể, hai chiều hướng của một vòng tuần hoàn.
Thúy Hư Thiên viết: Thực ra, hai chữ Âm Dương chỉ là một vật. [17] Cho nên Âm Dương chỉ là hai chiều hai mặt của một Thực thể là Thái Cực. Thái Cực tuy là Căn Nguyên của Âm Dương, nhưng Thái Cực siêu xuất trên Âm Dương, bao quát Âm Dương.
Số 5 là phi Âm, phi Dương vì bao quát Âm Dương: 5 = 2 + 3 = 1 + 4 [18]
Cổ nhân cho rằng Thái Cực tức là Thần, Thần
tức Thái Cực cho nên Thần cũng siêu xuất Âm Dương,
năng Âm, năng Dương, vì thế nên Hệ Từ viết: Âm Dương bất trắc chi vị Thần. [19]
Khoa học ngày nay đã tiến dần tới quan niệm nhất thể lưỡng diện, Thái Cực Âm Dương của Dịch kinh, và của Hà Đồ.
Thực vậy, theo thuyết tương đối của Einstein thì năng lực có thể biến thành vật chất, vật chất có thể biến thành năng lực theo phương trình.
E = mc[20]
Theo Teilhard de Chardin, vũ trụ được tạo dựng bởi một thực thể duy nhất, mà tinh thần, vật chất, chỉ là 2 phương diện tương đối. [21]
Tóm lại, vì thực thể, có hai mặt, hai bên, nên cuộc biến thiên tiến hóa cũng có hai chiều, hai hướng.             Vũ trụ, dù xét về cơ cấu, hay xét về vận động, tiến hóa, luôn luôn theo định luật Âm Dương. Khoa học ngày nay đã chấp nhận quan điểm này khi cho rằng:
Thời gian là chiều kích thứ tư của không gian.
Tinh thần là biến thể của vật chất, vật chất là biến thể của tinh thần v.v..
Tóm lại không có gì có thể hoạt động riêng rẽ mà luôn luôn phải dựa dẫn vào nhau.

          4). Hà Đồ với lẽ sinh thành.
Hà Đồ còn đưa ra một nguyên lý căn bản là bất kỳ cái gì không thể sinh ra mà đã trưởng thành, toàn hảo ngay, mà còn phải biến hóa qua nhiều giai đoạn, nhờ sự hỗ trợ của hoàn cảnh, chịu các ảnh hưởng tinh thần, vật chất mới trở nên thành toàn, hoàn hảo được.
Dương phải có Âm phụ bật mới thành tựu, Âm phải có Dương bổ sung mới toàn hảo. Suy ra tinh thần muốn khuếch sung, tiến triển phải nhờ hoàn cảnh vật chất hỗ trợ, vật chất muốn phát triển cần phải có tinh thần khai thác, điều động.
Âm Dương phải cộng tác với nhau, tinh thần vật chất phải hỗ trợ lẫn nhau, mới thực hiện được đại công vũ trụ.
Vì thế Hà Đồ mới chủ trương:
Thiên Nhất sinh thủy, Địa Lục thành chi
Địa Nhị sinh hỏa, Thiên Thất thành chi v.v...

5). Các hình thái, các tầng lớp con người theo Hà Đồ
Thay vì phân chia con người thành ba phương diện: Xác, Hồn, Thần hay Tinh, Khí, Thần, theo nguyên lý Tam Tài.
            Hà Đồ, vì trọng nguyên tắc Âm Dương đối trĩ, nên lại phân chia tỉ mỉ hơn nữa, tức là:
            phân Hồn thành        A- Du Hồn (Dương)
                                                B- Quỉ Phách (Âm)
Theo tài liệu của Lưu Nhất Minh, trong quyển Chu Dịch Xiển Chân, và quan niệm các nhà Huyền Học Âu Châu, ta áp dụng lời phân chia con người theo phương thức Ngũ Hành, Tứ Tượng như sau:
        
Du hồn (Dương), gần Thần minh hơn, ưa ánh sáng.
Quỉ phách (Âm), gần vật chất hơn, ưa bóng tối.
Các nhà Dưỡng Sinh Học, đã áp dụng quan niệm này vào công cuộc vệ sinh, và cho rằng nhà cửa không nên cao quá, sáng quá vì như vậy sẽ thương phách, không nên thấp quá, tối quá vì như vậy sẽ thương hồn và bệnh tật do đó sẽ sinh.[22]
Âu Châu cũng có quan niệm Hồn, Phách.
Theo các nhà Huyền Học Âu Châu thì Hồn, Phách, khác nhau cũng như khí với nước.
Lúc chết, Phách quanh quất bên xác, còn Hồn thì khinh phiêu cùng thần khí lãng du. Phách là cứ điểm của dục tình, ngã chấp lúc sống; và đến khi chết, Phách sẽ tan biến dần trong giòng sông quên lãng, y như xác
tan biến trong đất cát. Còn hồn là Khí, là xe của Thần theo từ ngữ Platon, đó là hạt giống Trường Sinh, mầm mộng Kim Thân, Thánh Thể...[23]
Đem những quan niệm trên đối chiếu với khoa Cơ Thể và Sinh Lý Học hiện đại ta có thể ức đoán:
Cứ điểm của Phách có thể ở trung khu não bộ (diencéphale), nơi thị tầng (thalamus ou couches optiques), hạ thị tầng (hypothalamus), [24]hoặc ở trong các Dung Dịch luân chuyển trong các xoang não tủy.
Còn Hồn thì lại liên hệ mật thiết đến các khí thể, lưu hành trong các xoang não bộ. Đó cũng là những quan điểm xa xưa của Galien và thánh Augustin. [25]

6). Quan niệm Thiên Nhân Tương Dữ trong Hà Đồ
Trong đạo Lão cũng như trong đạo Nho, vốn có quan niệm Thiên Nhân Tương Ứng[26], Thiên Nhân Tương Dữ. [27]
Ý nói Trời chẵng ở xa con người, mà đã ở ngay trong tâm khảm con người, để làm chủ chốt cho con người, ám trợ con người.[28]
Quan điểm này thực ra không phải của riêng một đạo nào, mà là gia tài của nhân loại. Đi sâu vào các Đạo giáo, các môn phái Huyền Học Đông, Tây, ta thấy quan điểm này thường được đề cập tới. [29]
Hà Đồ bày ra lẽ Âm Dương phối ngẫu theo nhau như bóng với hình. Các nhà Huyền Học Lão giáo dựa vào Hà Đồ, xiển minh nhẽ Trời người hợp nhất, Thiên Lý tại nhân tâm.
Theo quan niệm này ta có thể nói: Trời là Thần, là Chân Dương. Hồn con người là Khí, là Chân Âm[30]. Một bên hùng dũng chỉ lối đưa đường, một bên nhu thuận, tuân theo sự hướng dẫn, đúng như hai quẻ Kiền, Khôn trong Kinh Dịch.
Trời có:
1) Ngũ Nguyên:
 a - Nguyên tính
 b - Nguyên thần
 c - Nguyên tình
 d - Nguyên tinh
 e - Nguyên khí
2) Ngũ Đức:
 a - Nhân
 b - Nghĩa
 c - Lễ
 d - Trí
 e - Tín [31]
Người có:
1) Ngũ Vật:
 a - Du hồn
 b - Thức thần
 c - Quỉ phách
 d - Trọc tinh
 e - Vọng ý
2) Ngũ Tặc:
 a - Hỉ
 b - Lạc
 c - Nộ
 d - Ai
 e - Dục 
Trời là Chân, Người là Giả, hai đàng như hình với bóng chẳng lìa nhau.[32]Người cần phải tuân phục Trời, thuận theo Mệnh lệnh Trời, mới có thể đi đến chổ Âm Dương hòa hợp, thái hòa trường cửu.[33]Trời, Người đều có thể làm chủ hay làm khách. [34]
Nhưng con người vì bản tính nông cạn, si mê, nếu tự động đóng vai chủ nhân, định đoạt mọi sự, thì chắc sẽ đi đến chỗ thất bại. Cho nên, hay hơn hết là nhường cho Trời làm chủ, cho lương tâm, lương tri làm chủ [35], còn mình chỉ biết tuân thuận theo, như vậy chắc chắn sẽ tốt đẹp. Đó là nhẽ Chủ, Khách trong Hà Đồ.
Vì thế các nhà Huyền Học Lão giáo mới nói: Nhường ngài làm Chủ, ta làm Khách. [36]
Hà Đồ lấy vị số mà chứng minh rằng:
            Sâu là Chủ, Nông là Khách,
            Trong là Chủ, Ngoài là Khách
Cho nên, nếu Thượng đế là chủ của ta, thì chắc chắn phải ở ngay trong tâm của ta.
Vì vậy người xưa cho rằng:
Tu hành phải biết nông sâu,
Nông sâu chẳng biết, tìm cầu luống công. [37]

7). Bí quyết Tạo Hóa Qui Trung Chi Diệu theo Hà Đồ
Dịch kinh cốt là để mô tả diễn Dịch một chân lý trọng đại. Muôn loài đều từ một Đại thể, từ một Căn Nguyên sinh xuất; biến thiên, tiến hóa tưởng là vô biên vô tận, nhưng kỳ thực chỉ theo định luật Âm Dương, theo hai chiều hướng ngoại, hướng nội; Vãng Lai theo định luật tuần hoàn, nên khi hết chu kỳ lại trở về Nguyên Bản. [38]
Lão tử cũng đã đề cao Nguyên lý ấy:
Đạo Đức Kinh viết:
Muôn loài sinh hóa đa đoan,
Rồi ra cũng phải lai hoàn Bản Nguyên,
Hoàn Bản Nguyên, an nhiên phục Mệnh,
Phục Mệnh rồi, trường vĩnh vô cùng. [39]
Hà Đồ cũng xiển minh nhẽ Vạn Vật Qui Trung bằng cách đặt lại số 10 vào Trung Cung.
Hơn nữa nếu ta bắt đầu từ Trung (Thổ) đi theo vòng Ngũ Hành tương sinh: Thổ( Kim( Thủy( Hỏa( Thổ thì hết một vòng biến Dịch ta lại trở về Trung (Thổ).
Vả lại nếu ta xếp lại các con số trong Hà Đồ theo phương thức dưới đây, ta sẻ thấy chiều hướng luân chuyển các con số là trở về Trung Cung, Trung Điểm. [40]
Ngụy Bá Dương viết:
Lấy con số 5 trung ương, tán phân ra tứ phương sẽ thành 6, 7, 8, 9 tức là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, đều dựa vào Thổ mới thành.
Lấy các số 1, 2, 3, 4 ở bốn phương thu về trung ương sẽ được 10, tức là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, đều Phản Bản Hoàn Nguyên, hội họp ở Trung thổ. Thực là vi diệu thay. [41]
Vi chỉ của Dịch thực là cao siêu, huyền diệu.
Mới đầu chỉ cho ta thấy Thái Cực, Đạo Thể biểu dương dần dà thành Số, Vị, Hình Tượng, Màu Sắc, Thể chất, Không gian, Thời gian, Vạn Vật, Vạn Hữu.
Sau đó, lại cho ta nhìn thấy những giai đoạn biến thiên, những yếu tố cấu tạo nên vạn vật, những then chốt biến hóa, từ Vạn Tượng rút lại về Ngũ Hành, về Tứ Tượng, Âm Dương rồi lại trở về Thái Cực, Vô Tượng, Vô Vị, Vô Số. Mới hay:
Tự Đạo phân chia, Số mới thành,
Ngũ Hành hình tượng: Đạo nha manh
Năm phương vũ trụ: Thần phân liệt,
Chất sắc năm mầu: Đạo tán sinh. [42]
Số từ vô số xuất sinh,
Trở về vô số, mới thành vãng lai.
Tượng từ vô tượng, phân bài,
Trở về vô tướng, trong ngoài ấm êm
Vị hoàn vô vị, mới nên,
Chất hoàn vô chất, tinh tuyền trước sau.
Chớ chia đạo thể nhiệm mầu,
Số kia bám víu vào đâu sinh thành.
Muốn trừ cho hết tượng hình,
Ngừng cơ biến hóa, mối manh tiêu liền.
Vị ngôi muốn hết dưới trên,
Thời đừng phân biệt Bản Nguyên làm gì.
Đạo không phát tán chia ly,
Thời thôi vật chất biến đi từ đời.
Đạo là vô số, vô ngôi,
Vô hình, vô chất, chia phôi nhẽ nào.
Đạo Trời vi diệu xiết bao...[43]
Hà Đồ với con số 15 viết ở Trung Cung, tức là cho ta thấy rằng căn bản hay cùng đích của vạn vật là ở tại Trung Cung, mà Trung Cung lại là Thái Cực, cho nên, theo Hà Đồ, thì Căn Nguyên và cùng đích của vũ trụ vẫn là Thượng Đế. Sách Đại Đỗng Chân Kinh viết: Căn bản vốn ở trung tâm điểm[44]
Sách Nhập Dược Kính viết: Người nào biết Tạo hóa, sẽ tìm căn nguyên vũ trụ nơi Trung Cung (Chân Thổ). [45]
Mới hay:
Huyền cơ Trời ở Trung ương,
Gần trong gang tấc chẵng vương tượng hình. [46]
Như đã nói trên số 15 ở Trung Cung tượng trưng
Thái Cực. Lạ lùng thay, đối với các nhà Huyền Học Âu Châu, số 15 chỉ Thượng Đế. Và họ cho rằng Lạc Thư được quí trọng vì ngang dọc đều cộng thành 15, cho nên Lạc Thư là biểu dương của Thượng Đế. [47]
Đọc bài thơ trong sách Kim Liên Chính Tông Ký, ta càng nhận thấy rõ rằng Trung Cung, Trung điểm ở Hà Đồ chính là Nhất, là Thượng Đế, là Thủy Tổ Vũ Trụ, Càn Khôn.
Chân Nhất ở Trung Cung có Tứ Tượng, Tứ Sắc (đỏ, đen, xanh, trắng) bao quanh, được thi sĩ mô tả như là Thánh Mẫu ẩn thân trong thạch động mầu đỏ, [48]như Linh Thần ngự trên lầu giáng cung, [49], như Chân Cống, hay Kim Đơn chìm dưới làn sóng hồ màu biếc, [50] như đám mây bay trước ngọn núi Bạch Ngọc màu trắng [51].
Nguyên văn bài thơ như sau:
Nhất trung hữu Nhất, Nhất nan luân,
Tam cảnh nguyên tòng nhất xứ phân,
Xích thạch động trung tàng Thánh Mẫu,
Giáng cung đài thượng liệt Thần Tôn.
Bạch đàm ba nội chân chân cống,
Bạch ngọc phong tiền ải ải vân.
Cá thị càn khôn khai tịch tổ.
Thế gian ngu tục, khởi giao văn.[52]
Khi đã biết Trung Cung tượng trưng cho Thượng Đế Bất Khả Tư Nghị, Vô Số, Vô Vị, Vô Tượng, thì bí quyết trở về với Thượng Đế, về Trung Cung là phải biết vượt lên trên hết mọi ảnh tượng [53], chi ly, phiền tạp, phải biết thu nhiếp vạn thù, qui nhất bản.
Người xưa gọi thế là:
Toản thốc Ngũ Hành,
Hòa hợp Tứ Tượng
Tam hoa tụ đỉnh
Ngũ khí triều Nguyên
Tạo Hóa Qui Trung Chi Diệu. [54]
Nói một cách thiết thực hơn, muốn tìm về Trung cung, con người phải biết đâu là Chân Tâm trong con người.
Các nhà Huyền Học Lão giáo đã cho biết Nê Hoàn Cung, ở trung tâm não bộ chính là Chân Tâm, là Trung Cung, Trung Điểm nơi con người.
Mới hay:
Nê hoàn một khiếu, thấu cửa Trời
Ngọc Hoàng Thượng Đế, ấy tòa ngôi,
Thánh Hiền lui tới, duy đường ấy,
Cưỡi hạc băng chừng, thẳng tới nơi. [55]
Giai đoạn sau là thu thần, liễm khí cho qui tụ về óc não, sống đời sống nội tâm cho thật rồi rào, dùng hết tâm thần ý chí vào công cuộc chiêm ngưỡng Thượng Đế, sống hợp nhất với Thượng Đế. [56]
Đó là ý nghĩa những khẩu quyết:
Hoàn tinh bổ não
Tam hoa tụ đỉnh
Ngũ khí triều Nguyên [57]
hay:
Tử dục bất tử tu Côn Lôn [58]
Qui Trung tóm lại là:
Đem ngựa ý, qui về thần thất [59]
Bắt vượn tâm, giữ chắc động phòng. [60]
Tâm, Thần, Hồn, Phách, Ý qui trung. [61]
Nói theo từ ngữ Công giáo tức là muốn sống kết hợp với Thượng đế, phải kính mến Thượng đế hết lòng, hết sức tâm thần. [62]
Hiểu được ý nghĩa Trung Cung, biết được bí quyết Tạo Hóa Qui Trung Chi Diệu, con người mới có thể tìm ra được địa vị sang cả của mình [63] mà Định Mệnh con người là sống kết hợp với Thượng Đế. [64]





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét