Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

CHIÊM GIA TRẠCH

Theo Quỷ Cốc Biện hào Pháp thì:
Hào Sơ là Giếng hoặc Trạch Trưởng hay chính là Chủ Nhà.
Hào 2 là Táo.
Hào 3 là Sàng Tịch ( cái Giường ) hay Trung Môn.
Hào 4 là Môn Hộ hay là Đại Môn
Hào 5 là Người nhà, con cháu hay Con Đường Lộ.
Hào 6 là Cột mái nhà hay la Tông Miếu giòng họ.


Hào SƠ:

Sơ hào phi THUỶ, hưu ngôn Tỉnh.
Dậu Kim can thiệp, đạo kê gia.
Lâm Thổ phùng xung, cơ địa phá
Vô quan vô quỷ tiểu nhi hoà.
Trạch biên nhược hữu phần hoá Mộ
Tu tri Quỷ Mộ trị hào SƠ
Thuỷ lâm bạch hổ tương kiều đoán
Dần Mộc miêu vương, thử hao vô
Huyền Vỏ Thuỷ thừa , câu lợi thược
Mộc hào quan quỷ, Thọ vi qua.
Tạm Dịch:
Sơ Hào không Thuỷ đừng bàn giếng
Kim Dậu liên quan : Luận vịt gà
Sơ Thổ gặp xung : Nền nhà hỏng
Không QUAN, KỴ, SÁT : trẻ con lành
Bên cạnh nhà người có phần Mộ
Rõ ràng Quỷ Mộ ở hào SƠ
Thuỷ hào Bạch Hổ : Cầu Luận đoán
Dần Mộc: Mèo hay Chuột chẳng còn
Huyền Võ Thuỷ hào : Mương rảnh luận
Mộc hào quan quỷ rể cây đâm.



Hào Nhị là TÁO

Hào nhị là hào giữa của Nội quái cho nên khi nào nói TRẠCH thì thường hào 2 làm chủ.
Nói Nội là TRẠCH ( Nội tượng tam hào vi trạch ) - Ngoại là Người ( Ngoại tượng tam hào vi nhơn ). Thì Trạch chính là hào 2 và Người chính là hào 5 vậy.
Nhìn vào quẻ biết TỐT hay XẤU ngay tức thời nhờ phân tích thấy:
Nhơn Khắc trạch : Nhà Tốt ( Đa cư sáng tạo )
hay là Ngoại khắc Nội - Hào 5 Khắc được hào 2.

Trạch khắc nhơn : Nhà Xấu , hay tật bệnh.
Hay Nội khắc Ngoại - Hào 2 khắc hào 5.

Tương sinh : Nhà Tốt ( Kiết )
( Hào 2 sinh hào 5 thì mới Tốt nhiều )

Tỵ hòa : trung bình
     










HÀO 3

Hào 3 là Sàng Tịch ( Cái Giường ngủ )
-Hào 3 Hợi Thủy : Luận heo nuôi
Câu này chỉ đúng với các nước á Châu.
Ở các nước tân tiến hào 3 Hợi Thuỷ thường là cái giường ngủ quay về hướng có NƯỚC ( Bồn tắm, nhà cầu... ao hồ, sông - Tuỳ Suy hay Vượng )

- Gặp hào Huynh đệ : bàn cửa nẻo.
Suy vượng thì biết cửa tốt hay hư.

- Vô Quan mạc vọng đoán gia thần :
Trong toàn quẻ không có hào Quan thì đừng hòng có Thần đất, Thần Tài... đến ngự.
Nếu Mẹo Mộc hào 3 thì trước Thần Đường có giường chỏng. Hoặc trên lầu có phòng che chắn trước Thần Đường .( Nhớ hào 3 Quan quỷ mới luận Thần Đường ).
- Kim hào quan quỷ: Lư thờ hư.
- Hào 4 Động đến XUNG hào 3:
Là cửa đối cửa - hay có con đường xuyên tâm nhà: Đều bất lợi.
- Hào 3 và 4 đều là Huynh đệ:
Huynh đệ là cửa cho nên luận là nhà nhiều cửa hơn phòng.
- Nhật Nguyệt Động hào Xung bản vị:
Bản vị là hào 3 thì đi ra vào thường không qua chính môn.
-Hào 3 Mẹo Mộc chỉ giường màn.
Mộc gặp Xà, Quan : Nữ Mộng Sợ.
( Nhớ là chỉ 2 quẻ KHÔN và TỶ mới gặp )
- Hào 3 đâu phải Huynh đệ vị - Quan Hưng Phụ Hảm mới bất an.







HÀO 4

- Hào 4 phát động đến xung khắc
Cửa cửa đối nhau, bị xuyên tâm.
- Hào 3 và hào 4 đều là Huynh đệ
Cửa nhiều, phòng ít, tổn kim ngân
- Huyền võ quan quỷ: cửa hư, thủng
Thanh long Tài Phúc : Mừng mới nguyên.
- Châu tước quỷ : Thị phi tranh tụng
Huyền Võ Huynh : Ao đầm, Nước xâm.
- Hào 4 đằng xà: Huynh đệ vị
Hố, xí nhà bên ảnh hưởng mình.
- Tuần Không, Nguyệt phá Tứ hào
Nhà không cỗng ngỏ, hư hao cổng nhà.
- Tài khắc, Tử hưng : hại mẹ cha
Luận đoán cần phân rõ Dương Âm



 



HÀO 5

Hào 5 khắc hào 2 : Nhân khẩu CÁT.
Hổ, xà, quan quỷ : Trưởng phòng hung.
Gặp Bạch Hổ hình xung khắc hại
Kinh phong co giật khó sống còn
Thế hào ÂM : Nữ nhân chuyên chính
Tài trì Thế, gởi rể nhà nàng
Nếu bị hào 2 xung khắc phá
Trong nhà chồng vợ thiếu ân tình
Thuỷ hào Hợp Thế : Nước quanh nhà
Huynh đệ hào 5 : Tường sụp lỡ



HÀO 6

Hào 6 Thê tài: Nô Bộc luận
Là Phụ Mẫu hào: Trưởng bối suy
Dương MỘC đòn dông - Âm Cột trụ
Quan quỷ Mộ hào : Đoán mả mồ.
Phụ Mẫu Thổ hào : Chỉ tường vách
Mẹo Mộc : Hàng rào luận cát hung
Hào 6 quái Thân hoặc trì thế
Ly tổ thành gia, quyết chẳng sai
Lâm Dậu KIM, động hào xung khắc
Nhà bất an, đèn đuốc thủng hư
TƯỚC quỷ lâm hào: Điên nữ đoán.





















Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Gỗ hóa thạch – Loại đá mộc thần kỳ

(DQC) Gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, sau tác động của một trận phun trào của núi lửa, những thân gỗ này đã bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm và dần biến thành đá.
Gỗ hóa thạch được tìm thấy ở Indo, Australia, Hoa Kỳ, Việt Nam. Mỏ gỗ hóa thạch còn có ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina và Acmênia.
Các nhà thần học Phương Tây cho rằng, nguyên bản là một khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị Thạch anh hóa, nó biến thành một loại đá quý, vì thế mà hoá thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường thọ, và vĩnh cửu.
Ngay từ thời các quốc gia cổ đại như Assyria, Babilon và La Mã cổ đại, gỗ hóa thạch đã được dùng như đá mỹ nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta làm ra những chuỗi hạt, gắn vào nhẫn, ngọc treo và ngọc bội. Từ thế kỷ 19, 20 từ gỗ hóa thạch Arizona xuất khẩu đã chế tác thành những chiếc bàn nhỏ, lọ hoa, giá nến.
Màu sắc: Gỗ hóa thạch có màu xám và nâu, màu phớt đỏ, vàng và cả màu xanh da trời. Đôi khi còn xuất hiện những họa tiết thứ cấp trông giống như đường phân chia trên bề mặt ngọc bích hoặc agat.
Về thể chất:
-Gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
-Gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ của chủ nhân, bởi vì nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn trước stress.
-Đeo chuỗi hoá thạch có thể đạt được từ trường “trường thọ”, theo truyền thuyết người ta cho là nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
-Lưu thông máu huyết.
Về tinh thần:
-Gỗ hóa thạch tạo ý chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định.
-Dùng để trị thương, đuổi trừ âm khí, phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng.
Chú ý:
-Gỗ hóa thạch đều trở thành lá bùa độc đáo mang theo biểu trưng của quá khứ.
-Năng lượng cảm thụ Âm.
Giải thích theo cơ chế phương Đông thì Gỗ hóa thạch là một loại hình trang sức rất tuyệt với. Nguồn gốc của nó vốn từ gỗ có từ hàng triệu năm , được kết cấu lại thành một dạng như thạch anh do quá trình bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm mới thành nên.
Do vậy, từ mà Gỗ (màu xanh – hành Mộc) – chuyển sang màu Đỏ (hành Hỏa) – chuyển tiếp màu Trắng (hành Kim) – chuyển tiếp màu Vàng (hành Thổ) – chuyển tiếp màu Đen, Nâu (hành Thủy) khi chuyển lại màu xanh da trời thì loại Gỗ hóa thạch đó đá biến thành Ngọc quí rồi.
Qua cơ chế trên chúng ta có thể sử dụng gỗ hóa thạch cho những trường hợp sau:
Gỗ hóa thạch có màu Đỏ: dùng chữa các bệnh về sưng, nóng, đỏ, đau (các chứng viêm khớp có kèm sưng nóng), các bệnh thuộc tim mạch, huyết áp… giúp ổn định tinh thần.
Gỗ hóa thạch có màu Trắng: dùng chữa các bệnh thuộc đường hô hấp, viêm phế quản, viêm họng, suyễn, viêm mũi dị ứng… giúp trừ chứng buồn phiền.
Gỗ hóa thạch có màu Vàng: dùng chữa các bệnh về Tỳ vị, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thường xuyên, ăn uống không tiêu, gầy yếu…, các chứng tê bại giúp trừ chứng lo âu, suy nghỉ vẩn vơ.
Gỗ hóa thạch có màu Đen: dùng để để chữa các chứng bệnh thuộc Thận như suy yếu sinh dục (nam liệt dương, nữ lãnh cảm), hiếm muộn, viêm thận mãn, thường hay đau lưng nhức mỏi… giúp trừ chứng sợ hải vô cớ. Các chứng viêm đa khớp mãn tính (viêm đa khớp dạng thấp).
Gỗ hóa thạch có màu Xanh: dùng để chữa các bệnh về Gan Mật… giúp trừ chứng hay giận dỗi.
Tác dụng chung của Gỗ hóa thạch giúp có một cơ thể dẻo dai

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Xuất xứ của Lạc Thư

Lạc Thư có một tầm ảnh hưởng rất lớn lao trong mọi lãnh vực tư tưởng, chính trị, đạo giáo Trung Hoa, vì vậy cần được khảo sát cho tường tận.
Theo Kinh Thư, sau khi trị thủy thành công, Vua Vũ đã được Trời ban cho Hồng Phạm Cửu Trù, tức là phép tắc cai trị xã hội, và định chế nhân luân.[1]
Tục truyền Trời cho thần qui hiện lên ở sông Lạc, mang trên lưng một hình vẽ.  Vua Vũ nhân đấy làm ra Hồng Phạm với sự cộng tác sau này của Cơ tử. [2]
Sách Chính Nghĩa Xuân Thu Vĩ ghi:
Hà dĩ thông Kiền xuất thiên bào,
Lạc dĩ lưu Khôn thổ địa phù [3]
Câu đó rất quí báu, vì sẽ giúp ta hiểu rõ phạm vi và mục đích của Hà Đồ, Lạc Thư.  Hà Đồ giúp ta hiểu Trời, Lạc Thư giúp ta hiểu Đất.
Hà Đồ giúp ta tu luyện tâm hồn, Qui Nguyên, Phản Bản.  Lạc Thư chỉ vẽ cách thức an bang, tế thế; tổ chức đời sống xã hội và vật chất bên ngoài.
Vì lẽ đó, nên Hà Đồ hình tròn, còn Lạc Thư hình vuông.  Tròn tượng Trời, vuông tượng Đất.
Hà Đồ, Lạc Thư hỗ trợ, bổ sung lẫn cho nhau, và có thể nói được là hai phương diện của một học thuyết duy nhất, đó là:nội thánh, ngoại vương chi đạo, y như tấm  vải  có  sợi  ngang  sợi  dọc, [4]như  cuộc đời  có  hai chiều xuôi ngược, hai mặt trong ngoài.
Theo Từ nguyên, Lạc Thư dạy cách tổ chức xã hội trị quốc an bang. [5]Ta sẽ bằng cứ vào câu đó, để phanh phui cho ra các bí quyết của Lạc Thư.
Chương 2. Cấu tạo của Lạc Thư
Lạc Thư được cấu tạo như sau:
Trong Chu Dịch Xiển Chân ta thấy có một hình Cổ Lạc Thư như sau:
Đồ hình  này làm  ta mường tưởng  đến  cách cấu tạo của nguyên tử  với  nhân ở chính giữa và các quĩ đạo điện tử  ở  bên  ngoài.  Nhưng dĩ  nhiên hình  này  không phải là chính thống.
Ta vẽ lại sự diễn tiến từ Hà Đồ sang Lạc Thư như sau:
(a)
 (b)
 
(Ta thấy các số chẵn sung vào bốn hướng phụ, còn 4 số lẻ ở bốn phương chính.)
(c) Hà Đồ biến chuyển theo chiều Dương, chiều Ngũ Hành tương sinh.
Chiều biến chuyển của Hà Đồ
(Ta có: Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.)
 Đại cương

Ta có thể nói được rằng Lạc Thư xuất phát từ Hà Đồ [1], nhưng có bốn điểm dị biệt quan trọng sau đây:
1. Mất số 10 ở giữa.
2. Âm Dương không còn hòa hợp, phối ngẫu mà đã phân kỳ, chia rẽ.
3. 2 cặp số 9/4 và 7/2 đổi chỗ lẫn cho nhau [2]
4. Ở Lạc Thư, Ngũ Hành tương khắc, vận chuyển theo chiều Âm.  Ở Hà Đồ, Ngũ Hành tương sinh, vận chuyển theo chiều Dương.
Chiều biến chuyển của Lạc Thư.
(Ta có: Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ.)
Lạc thư vì thiếu số 10, nên chỉ còn có chín số; hơn nữa vì Âm Dương phân kỳ, Hỏa Kim điên đảo, nên Lạc Thư tượng trưng cho thế giới hữu hình, vạn tượng vạn hữu, thế giới thực tại, lấy nghịch cảnh biến thiên để đoàn luyện vạn vật.
Các số Lạc Thư tổng cộng là 45.
Các số Hà Đồ tổng cộng là 55.
Mà 45 + 55 = 100
Số 100 vốn tượng trưng vạn tượng, vạn hữu. [3]
Như vậy ta càng thấy rõ cả Hà Đồ lẫn Lạc Thư mới đủ tượng trưng cho vạn tượng vạn hữu, từ thế giới vô hình đến thế giới đến thế giới hữu hình.
Hà Đồ tượng trưng cho thế giới tâm thần, nội tâm, nội cảnh.  Lạc Thư tượng trưng cho thế giới vật chất ngoại cảnh, cho xã hội bên ngoài. 
Vì thế, các bậc tiên hiền nhiều khi lại vẽ Hà Đồ nằm bên trong, Lạc Thư bao bên ngoài.
Người xưa cho rằng Hà Đồ, Lạc Thư có ba điểm giống nhau và hai điểm khác nhau.
Ngọc Trai Hồ thị bình rằng:
3 điểm giống nhau:
1. Hà Đồ cũng như ở Lạc Thư số 1,  số 6 đều ở phía Bắc.
2. Số 3 và 8 đều ở phía Đông
3. Số 5 đều ở Trung Cung
2 điểm khác nhau:
1. Ở Hà Đồ thì số 2 và 7 ở phía Nam, còn ở Lạc Thư thì số 2 và 7 lại ở phía Tây.
2. Ở Hà Đồ thì số 4 và 9 ở phía Tây. Ở Lạc Thư trái lại 4 và 9 ở phía Nam. [4] 
Tóm lại, các số Dương 1, 3, 5 không đổi vị, chỉ có các số Âm 2 và 4 mới thay đổi, lộn lạo.[5]  Hà Đồ và Lạc Thư mỗi bên theo một ngả đường.
Hà Đồ sinh Tiên Thiên Bát Quái.
Lạc Thư sinh Hậu Thiên Bát Quái.
Phục Hi nhân Hà Đồ vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái.
(Cả hai hình đều có cùng một chiều diễn tiến) 
Ở Hà Đồ ta thấy nửa bên phải, các số Dương lẻ đều ở bên ngoài, các số Âm chẵn đều ở bên trong.
Còn ở nửa bên trái, thì các số lẻ Dương lại ở bên trong, số chẵn Âm lại ở bên ngoài.
 
Ở Tiên Thiên Bát Quái, ta cũng thấy ở nửa bên phải các hào Âm ở bên trong, các hào Dương ở bên ngoài; Còn ở nửa bên trái, thì các hào Dương lại ở bên trong các hào Âm ở bên ngoài.  Như vậy Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái đã rập theo một khuôn mẫu.
 
Lạc Thư liên lạc mật thiết với Hậu Thiên Bát Quái:
Hậu Thiên Bát Quái đánh số các quẻ đúng theo thứ tự Lạc Thư.
 Ở Hậu Thiên Bát Quái, các quẻ theo số thứ tự sau:  Nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Chấn, cửu Ly.
Thiệu khang Tiết cho rằng, người xưa nhân vòng tròn của Hà Đồ mà suy ra lịch kỷ, nhân hình vuông của Lạc Thư mà nghĩ ra cách chia châu, chia đất.
Ông nói: Tròn là hình sao, số của lịch kỷ có lẽ bắt đầu từ đó.  Vuông là hình đất, những cách chia châu, chia đất có lẽ bắt chước từ đó chăng. [6]
Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này.
Cũng như ở Hà Đồ, số quan trọng nhất của Lạc Thư vẫn là số 5.  Số 5 bao gồm Trời Đất, Âm Dương
Trời là 3, Đất là 2.  Số 5 là số tam thiên lưỡng địa, nên chính là Thái Cực. [7]
Ngoài tâm điểm ra, Hà Đồ và Lạc Thư đều có:
Dương số: 1 + 3 + 7 + 9 = 20
Âm số: 2 + 4 + 6 + 8 = 20
Tổng cộng đều là 20
Như vậy là Âm Dương quân bình.
Lạc Thư xưa đến nay vẫn là một cái gì huyền vi, bí ẩn.  Có nhiều lối cắt nghĩa Lạc Thư; nông có, sâu có tùy theo trình độ, tùy theo tâm trạng của mỗi người.
Thái Nguyên Định giải rằng: 9 số Lạc Thư tượng trưng cho các bộ phận của thần qui.
Ông viết: 
Số cửu cung là: 
Đội chín, đạp một
Tả ba, hữu bảy
Hai, bốn làm vai
Sáu, tám làm chân
Số năm ở giữa
Tượng hình lưng rùa. [8]
Cũng thấy có ca rằng:
Tải cửu lý nhất
Tả tam hữu thất
Nhị tứ vi kiên
Bát lục vi túc
Ngũ thập cư trung
Ỷ vu Khôn cục.
Có lẽ đó chỉ là phương pháp giúp ta nhớ phương vị các số trong Lạc Thư, chứ chưa giải thích được chi về Lạc Thư.
Một nhà bình giải Huỳnh đình Kinh cho rằng số 5 ở trung điểm là Thái Cực, Thái Nhất, 8 số bên ngoài là Bát Quái.  Tất cả họp thành Cửu Cung.
Hội ý trên, ta có thể giải Lạc Thư như sau:
Số ngũ là Thái Cực. [9] Còn 8 số bên ngoài tượng trưng cho Bát Quái tức là Vạn Tượng Quần Sinh, là thế giới hiện tượng, hiện hữu.
Sự thay bậc, đổi ngôi giữa hai cặp số 9/4 (Kim) và 7/2 (Hỏa), gây nên thế bất quân bình, mà khi đã mất thế quân bình, chắc chắn biến thiên chuyển động sẽ phát sinh.  Đó là một định luật khoa học. [10]
Kim Hỏa đổi ngôi gây nên điên đảo chuyển vận, cốt là dể đoàn luyện muôn vật cho nên tinh toàn, ý rằng Kim để rèn, mà Hỏa để luyện. [11] Âm Dương tương khắc cốt để gây nên biến thiên.
Lạc Thư  với  sự đảo điên, dịch vị của Kim, Hỏa,
sự tương khắc của Âm Dương là phản ảnh chân thực về thế giới hữu hình chúng ta, một thế giới đầy đảo điên, biến hóa.  Y thức như Hóa công có ý dùng nghịch cảnh để phát huy tiềm năng, tiềm lực của vũ trụ, cũng như của con người, để vạn vật và con người càng ngày càng trở nên tinh thuần, cao khiết.
Hơn nữa, Lạc Thư tuy chú trọng đến biến hóa bên ngoài, nhưng vẫn không quên khu nữu, quên Thái Cực bên trong.  Và như trong Trời Đất có Thái Cực làm chủ chốt để điều hòa mọi biến thiên chuyển động, thì trong một quốc gia cũng phải có một vị Đế Vương, một vị Nguyên Thủ cầm rường mối chỉ huy. 
Vì vậy mà ở Trung điểm Lạc Thư có Thái Cực, trung điểm Hồng Phạm có Hoàng Cực.  Thái Cực trong Lạc Thư tượng trưng cho Trời.  Hoàng Cực trong Hồng Phạm tượng trưng cho vì Thiên Tử thay Trời trị dân.
Đằng khác, có ít nhiều vị chân tu đắc đạo băng qua được các lớp lang hình tướng của vạn hữu, sống kết hợp với Thái Cực, Thái Nhất, đã mượn vị số của Lạc Thư để nói lên sự đắc đạo của mình; đại khái rằng mình đã vào được tâm điểm hoàn võ, vào được trong lòng Tạo Hóa.  Tung tầm mắt bao quát tám hướng, thì thấy vạn tượng, vạn hữu triều phục, hỗ trợ chung quanh y như tay chân, vai vế; chẳng khác nào 8 số Âm Dương bao quanh số 5 Thái Cực ở giữa.
Sách Chẩm Trung Kinh viết:
Ta ở đơn phòng
Bạn ta: Thái Nhất
Tả ba, hữu bảy,
Chín trước, một sau
Hai bốn đằng vai
Tám, sáu đằng chân
Ta ở chính giữa. [12]
Mới hay Lạc Thư đã chứa đựng cả một kho tàng văn hóa, chính trị và đạo giáo. [13]
 Ảnh hưởng Lạc Thư với các vấn đề
quốc gia, xã hội, học thuật Trung Quốc

Lạc Thư rất quan trọng, vì đã được đem áp dụng vào nhiều lãnh vực, khoa học, chính trị, đạo giáo Trung Hoa.   Cửu Phong Thái thị nói:
Hà Đồ thể tròn mà dụng vuông,
Lạc Thư thể vuông mà dụng tròn. [1]
Hà Đồ sinh bát quái.  Bát quái tượng Âm Dương nên phải chẵn mới phát biểu được ý nghĩa phối ngẫu và đối trĩ.
Lạc Thư sinh Cửu Trù, mà Cửu Trù là số Ngũ Hành biến hóa, nên phải lẻ để ngụ ý vận động. [2]
Cho nên mới có các chuyện kỳ lạ là Hà Đồ thì có nhiều liên lạc với con số 6, còn Lạc Thư lại gắn bó với con số 9.  Trong thiên Hà Đồ chúng ta đã thấy tầm quan trọng của số 6 trong lịch số, nay chúng ta sẽ chứng minh tầm quan trọng của số 9 trong cách phân châu, phân dã ở Trung Hoa.
1. Lạc Thư có 9 số, tượng trưng 9 cung
Một ở Trung ương làm khu nữu, chủ chốt
Tám ở chung quanh hàm ngụ ý nghĩa biến thiên, phụ bật.
Tiên Hiền Trung Quốc đã nhân Lạc Thư mà tổ chức phân phối Trời, Đất, Người như sau:
Về thiên văn, vòm trời được chia làm 9 miền gọi là Cửu Cung, hay Cửu Dã như sau:
Dương thiên
Viêm thiên
Chu
thiên
Thương thiên
Quân thiên
Hạo
thiên
Biến thiên
Huyền thiên
U
thiên
2. Chia Trung Hoa thành 9 châu
Chiếu vào địa đồ, ta thấy vị trí các miền xưa đại khái như sau: [4]
 
Nhờ cách phân châu, phân dã trên Trời, dưới Đất thành 9 miền, nên các nhà Thiên Văn Học Trung Hoa định được chòm sao nào chiếu vào miền nào, và mỗi khi có hiện tượng lạ trên trời, sẽ biết được miền nào dưới đất chịu ảnh hưởng.
3. Đế đô Trung Quốc được chia thành chín vùng theo kiểu Lạc Thư như sau: [5]

Khu dân cư
Chợ
Khu dân cư
Dân cư
Vương cung
Xã miếu
Khu dân cư
Xã miếu Triều đình
Khu dân cư

4. Tòa Minh Đường của nhà vua được chia thành 9 phòng như sau: [6]

(là 1 khu vực)
Minh
Đường
(là 1 khu vực)
Thanh
Dương
Thái thất
Thái miếu
Tổng
chương
 Cá
(là 1 khu vực)
Huyền
Đường
(là 1 khu vực)

5. Chia đất cho dân thành 9 khoảnh: Kỳ lạ hơn nữa là phép tỉnh điền tuy có từ thời vua Hoàng Đế (2697 - 2597), nhưng cũng rập theo khuôn mẫu Cửu Cung và được phân phối như sau:

Trăm
mẫu

Trăm
mẫu

Công
điền

Trăm
mẫu

Trăm
mẫu
  
Mỗi Tỉnh có tám nhà ở chung quanh; mỗi nhà được 100 mẫu ruộng; ở giữa là Công điền có giếng nước (Tỉnh).  Tám nhà chung quanh phải góp sức làm 100 mẫu Công điền ở giữa để nộp cho nhà vua.  Còn hoa lợi thì được hưởng cả.  Đó là phép Triệt Điền.[7]
 6. Chia não bộ con người thành 9 cung như sau: Thiên Đình, Cực Chân, Đơn Huyền; Minh Đường, Nê Hoàn: Thiên Tâm, Thái Hoàng; Động Phòng, Lưu Châu, Đế Ất. [8] Tính Mệnh Khuê Chỉ vẽ Cửu Cung trong đầu đại khái như sau: [9]
 
Có cái lạ là y học cổ Âu Châu cũng chia óc não và các xoang não bộ thành cung thất.  Hiện nay ta còn thấy những chữ não thất 3 (3è ventricule), não thất 4 (4è ventricule) v.v... Hơn nữa chữ Thalamus theo từ nguyên cũng chính là Động Phòng.[10] Thế mới hay Cửu Cung của Lạc Thư đã trở thành nòng cốt cho công cuộc khảo sát Thiên Văn, Địa Lý, Nhân Sinh.
So lại các đồ bản: Lạc Thư, Thiên Văn, Địa Lý, Nhân Sinh, Cửu Cung, Cửu Dã, Minh Đường, Tỉnh Điền v.v..., ta thấy Trung Cung, Trung Điểm lúc nào cũng dành cho Thái Cực, hoặc là cho Thiên Tử, cho Vương Cung, Vương Điền; còn ở nơi con người thì Trung Cung tượng trưng cho Nê Hoàn hay Huyền Quan Nhất Khiếu.  Như vậy Trung Điểm, Trung Cung thật là tối trọng.  Suy ra, thì bất kỳ trên trời, dưới đất, trong người, đã có biến thiên, là phải có chủ chốt.  Kinh Dịch cho rằng trên trời, dưới đất, trong người, chủ chốt huyền vi ấy chỉ có một: đó là Thái Cực...

Hà Đồ với khoa số học

Các Triết gia đời Tống cho rằng: Hà Đồ hình tròn tượng trưng cho thiên tượng, cho tinh tú.[1] Vì vậy các số trong Hà Đồ có thể dùng cho lịch số. Theo Chu Tử:
Số 1, 2 dùng để phân Âm Dương, Cương Nhu.
Số 5, 6 dùng để làm lịch số.
Số 9, 10 dùng để định chu kỳ tháng nhuận. [2]
Như vậy, Chu Tử đã đề cặp đến 3 vấn đề:
1. Vấn đề Nhất Thể Lưỡng Diện của vũ trụ
Theo Chu Tử, số 1 và 2 tượng trưng cho Dương và Âm tức là hai chiều hai mặt của vũ trụ. Vũ trụ luôn biến thiên theo hai chiều khác nhau, nhất phục nhất khởi, nhất tiêu nhất tức, như vậy biến hóa sẽ vô cùng tận.
Nếu vũ trụ chỉ biến hóa theo một chiều thì thế nào cũng có lúc tận thế.
Trong thế kỷ XIX, khoa học tưởng vũ trụ chỉ tiến hóa có một chiều hướng, theo nguyên lý II Carnot-Clausius. Theo nguyên lý này thì động lực ngày một tiêu hao, và có một lúc nào đó sẽ triệt tiêu. Khi ấy vũ trụ sẽ trở nên im lìm, tĩnh lãng, lạnh lùng. [3]
Nhưng sang thế kỷ XX, với quan niệm tương đối của Einstein, [4]nguyên lý bất định của Heisenberg, [5] phương trình phản phúc của Dirac, [6] quan niệm nhất thể lưỡng diện của Louis de Broglie, [7]nhiều nhà bác học – trong đó có Lecomte du Noüy [8] – đã nhận định phải có một chiều tiến hóa ngược lại với nguyên lý Carnot. Lecomte du Noüy chủ trương tinh thần và vật chất tiến hóa ngược chiều nhau, nên khi tinh thần lên đến cực điểm tinh hoa, thì vật chất sẽ triệt tiêu phá tán. [9]
Sở dĩ có hai chiều, hai hướng tiến hóa, biến thiên là vì tinh thần vật chất chẳng qua cũng chỉ là hai mặt của một thực thể duy nhất. [10]
Theo khoa học hiện đại, thì năng lực có thể biến thành vật chất, vật chất có thể biến thành năng lực. [11]
Thế là thuyết Âm Dương của Á Châu ngày nay đã được khoa học Âu Mỹ xác nhận.
2. Số 5 và số 6 với lịch số
Chúng ta hãy khảo sát ảnh hưởng của hai con số 5 và 6 trong lịch số.
Trên thực tế thì vì sự biến chuyển có hai chiều Âm Dương, nên số 5 và 6 thường được nhân 2 thành 10 và 12.
Xưa 10 là một tuần 10 ngày.
10 là Thập Can
 12 là Lục Luật (Dương),và Lục Lã (Âm).
* Lục Luật (Dương) là: 1/ Hoàng chung (Do),
2/ Thái thốc (Re), 3/ Cô Tẩy (Mi), 4/ Nhụy tân (Fa#),
5/ Di tắc (Sol#), 6/ Vô Dịch (La#)
* Lục Lã (Âm) là: 1/ Đại Lã (Do#), 2/Giáp Chung (Re#), 3/ Trọng Lã (Fa), 4/Lâm Chung (Sol), 5/ Nam Lã (La), 6/ Ứng Chung (Si). 
Theo Trung Hoa 12 là 12 giờ một ngày (2 giờ Trung Hoa xưa là 1 giờ Âu Châu)
Một năm có 360 ngày: (5 x 6) (6 x 2),
24 tiết (mỗi tiết là 15 ngày), 24 x 15 = 360)
72 hầu (mỗi hầu là 5 ngày (72 x = 360)
 Cứ 60 năm (6 x 10 = 5 x 12 = 60) là một Hoa Giáp.
Mặt trời qua một cung Hoàng Đạo mất 2160 năm (360 x 6), đi một vòng 12 cung Hoàng Đạo mất 25920 năm (360 x 72).
Một Nguyên theo Trung Hoa là 129600 năm (360 x 360): Con số 129600 rất lạ vì:
            129600 năm là một Nguyên (12 hội)
            129600 tháng là một Hội (30 vận)
            129600 ngày là một Vận (12 thế)
            129600 giờ là một Thế Kỷ (30 năm)
            129600 phân là một Năm (12 tháng)
            129600 ly là một Tháng (30 ngày)
            129600 hào là một Ngày (12 giờ)
            129600 ti là một Giờ [12]
3. Số 19 (10+9) với phép tính Tháng Nhuận
Một năm Dương Lịch có 365 ngày 235/940.
Một năm Âm Lịch chỉ có 354 ngày 348/940. 
Như vậy mỗi năm, Dương lịch và Âm lịch chênh nhau: 10 ngày 827/940
Vì vậy phải lập tháng nhuận cho Âm lịch.
Kinh nghiệm cho thấy, trong một vòng 19 năm nếu thêm vào Âm lịch 7 tháng nhuận, [13] thì sau 19 năm, Âm lịch và Dương lịch lại có cùng một ngày tháng như nhau. Đó là Chu kỳ Méton.
Ngoài ba trường hợp áp dụng Số học của Hà Đồ để đi tìm các định luật của trời đất kể trên, theo nhận định của Chu Tử, ta có thể dùng 10 con số Hà Đồ để tìm ra nhiều định luật vũ trụ khác. Đây chỉ xin dẫn thêm ít nhiều ví dụ:
1/. 18 năm (10 + 8) là Chu kỳ Saros (18 năm 11 ngày cho ta chu kỳ các Nhật thực, Nguyệt thực. Trong 18 năm có 70 lần Nhật thực, Nguyệt thực. Hết 18 năm lại trở lại như cũ.
2/. Ta có thể dùng cấp số nhân của 2 mà tính ra khoảng cách giữa các hành tinh và mặt trời theo như Định luật Bode.Ta viết:
0, 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128.
Đoạn nhân cho 3:
0, 3, 6, 12, 24, 48, 96, 192, 384.
Đoạn cộng với 4:
4, 7, 10, 16, 28, 52, 100, 196, 388.
Đoạn chia cho 10:
0, 4, 0, 7, 1, 1, 6, 2, 8, 5, 2, 10, 19, 6, 38, 8.
Ta có:  [14]

Tên các hành tinh
Khoảng cách đại khái theo lối toán trên
Khoảng cách thật sự theo khoa học
Thủy tinh
Mercury
0,4
0,3871
Kim tinh
Venus
0,7
0,723
Trái đất
Terre
1
1
Hỏa tinh
Mars
1,6
1,523
Cérès
Cérès
2,8
2,77
Mộc tinh
Jupiter
5,2
5,202
Thổ tinh
Sature
10
9,554
Thiên vương tinh
Uranus
19,6
19,21
Hải vương tinh
Neptune
38,8
30,10

4. Tứ Tượng và Vũ trụ vạn vật
Hà Đồ dùng các con số 1, 2, 3, 4 để chỉ cơ cấu vạn vật 6, 7, 8, 9 để chỉ sự biến thiên của vạn vật.
Theo các nhà Huyền Học Âu Châu thì Tứ Tượng chỉ là biến thái của một thực thể duy nhất. [15]
Theo Pythagore, thì bốn con số 1, 2, 3, 4 đã đủ tượng trưng vũ trụ và sự vận chuyển của vạn hữu.
1, 2, 3, 4 là 4 trạng thái biểu dương sự phát hiện của Thượng Đế. Họ viết
 
Những chữ Do Thái ấy là:
Yod
Yod - He
Yod - He -Vau
Yod - He Vau - He [16]
Viết thành vòng tròn ta có:
mà Yod He Vau tức là YHVE (YAHVE, JEHOVAH).
Môn phái Pythgore gọi hình Tứ Tượng là Tétractys hay Tetragrammaton.
Và Tứ Tượng phân bá ra bốn phương có nghĩa là vũ trụ chuyển hóa không ngừng. [17]
Không đi sâu hơn vào vấn đế Số học, ta thấy rằng Hà Đồ với những con số có thể cho ta biết nhiều huyền cơ vũ trụ, hơn nữa ta cũng thấy rằng trên những vấn đề căn bản, Đông Tây chẳng khác chi nhau.

Liên lạc giữa hà Đồ, Bát Quái, và Lạc Thư

Hà Đồ
Bát Quái
Hà Đồ có đủ Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái.
Thái Cực          = 5 + 10
Lưỡng Nghi      = a) Dương Nghi: 1 + 3 + 7 + 9 = 20
                              b) Âm Nghi:        2 + 4 + 6 + 8 = 20
Tứ Tượng         = 1 + 6; 2 + 7; 3 + 8; 4 + 9
Bát Quái           = 7, 2, 8, 3, 6, 1, 9, 4

Muốn có Bát Quái ta chỉ việc đưa 4 con số bên trong vào 4 phương Bàng (Tứ Duy) theo chiều nghịch kim đồng hồ:
7
2
8 3             4 9
1
6
Càn
7
  Đoài 2                4 Tốn
        Ly 8                        9 Khảm
Chấn 3                 1 Cấn
6
Khôn
 Muốn có Lạc Thư, ta:
1. bỏ số 10 ở Trung cung
2. đảo lộn 2 cặp số 4/9 và 2/7 với nhau
3. đặt các số chẵn vào bốn phương bàng (tứ duy) theo chiều nghịch kim đồng hồ. Ta sẽ có:
7
2
8 3       5/10      4 9
1
6
 9
 4
8 3       5      2 7
 1
 6

9
4          2
3          5          7
8          6
1
Thế là Kim Hỏa đổi ngôi, và chiều vận dụng của Lạc Thư sẽ theo chiều Ngũ Hành tương khắc.
 
Đó tức là chiều Âm của các vì sao trong Tử Vi.
Hà Đồ chủ sinh. Lạc Thư chủ khắc.
Hà Đồ vụ tu nội, mục đích giúp con người trở thành thần thánh.
Lạc Thư chủ trị ngoại, giúp con người sống an vui hạnh phúc. Các bậc Thánh vương đã nhân Lạc Thư làm ra Hồng Phạm Cửu Trù để dạy các bậc Đế vương phương pháp tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. (Xem quyển Khổng Học Tinh Hoa của tác giả.)
Những vấn đề siêu hình tàng ẩn trong Hà Đồ

Trong Hà Đồ tàng ẩn nhiều bí quyết siêu hình, nhiều vấn đề triết lý, nhân sinh, đạo giáo.
Chúng ta sẽ lần lượt khảo cứu ít nhiều vấn đề then chốt sau đây:
1/. Trung Cung, Trung Điểm hay Bản Thể Vũ trụ.
2/. Chu Vi hay là Vạn Hữu với Nguyên Lý Diễn Dịch Tuần Hoàn.
3/. Quan niệm Âm Dương, hay Nhất Thể Lưỡng Diện.
4/. Nguyên tắc sinh thành hay là sự cộng tác của Âm Dương, của tinh thần vật chất, để thực hiện đại công của vũ trụ.
5/. Các hình thái hay các tầng lớp con người theo Hà Đồ.
6/. Quan niệm Thiên Nhân Tương Dữ theo Hà Đồ.
7/. Tạo hóa Qui Trung Chi Diệu theo Hà Đồ.

1. Trung Cung, Trung Điểm hay là Bản Thể của Vũ trụ
Kinh Dịch chỉ dùng có mấy đồ bản Hà Đồ, Lạc Thư và các họa bản Dịch mà đã mặc nhiên đề cập được hết các vấn đề:
a). - Căn Nguyên, Cùng đích của vạn vật
b). -Sự biến thiên: Các giai đoạn biến thiên, và chiều hướng biến thiên của vạn vật. [1]
Tất cả các họa bản đều diễn tả một chân lý siêu việt: Vạn vật từ một thực thể siêu vi sinh xuất, biến hóa muôn vàn, thi triển hết mọi khả năng, tận dụng mọi kết quả, rồi cuối cùng lại trở về Căn Nguyên bản thể.
Vũ trụ dẫu tán phân, phóng phát bao nhiêu chăng nữa rồi ra cũng qui về Đại thể siêu vi.
Phân tán thì chu lưu cùng vũ trụ, thâu liễm thì kết tụ trong tâm điểm tế vi. [2]
Có biết nhẽ: Nhất thể biến Vạn thù, Vạn thù qui Nhất thể, có biết nhẽ biến hóa tuần hoàn, phản phúc, phóng đãng, di lưu, rồi lại qui căn, phản bản, thì mới hiểu được vi ý của các họa bản Hà Đồ, Lạc Thư và Dịch.
Đại thể, Bản Thể Bất Khả Tư Nghị ấy các nhà Huyền Học Nho, Lão đã gượng ép mà đặt cho những tên Thái Cực Đạo và gượng ép tượng trưng bằng những số những hình.
Thái Cực trong Dịch
Ngũ trong Lạc Thư
Ngũ thập trong Hà Đồ.
Theo cùng khuôn mẫu ấy các khoa Thiên văn, Địa lý, Nhân sinh cũng chủ trương:
1. Trung tâm trời là Thiên Khu [3], Thiên Cực, Bắc Cực hay Tử Vi cung [4].
Trung Điểm đất theo quan niệm Trung Hoa là núi Côn Lôn [5].
Trung Điểm trong con người là: Nê Hoàn Cung, Côn Lôn, Cốc Thần hay Thiên Cốc v.v.. [6]
Như vậy ngũ thập cư trung trong Hà Đồ là bản thể, tức là Thái Cực. [7]
5 và 10 là số đại thành bao quát Âm Dương:
             5 = 1 + 4
             5 = 2 + 3
            15 = 6 + 9
            15 = 7 + 8
cũng như 5 và 10 phân tán ra tứ phương sẽ sinh ra các số Âm Dương bên ngoài, Thái Cực cũng sinh xuất muôn vật.
Cho nên bất kỳ trong một đồ bản nào, Trung Cung, Trung Điểm cũng tượng trưng cho Thái Cực, Căn nguyên sinh xuất muôn vật và cũng là nơi giao hội, qui hoàn của vạn vật:
Mới hay:
Con con cháu cháu vấn vương,
Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương hồi đầu.
Càn, Khôn, Ly, Khảm gặp nhau,
Hợp thành một khối, gót đầu chẳng phân.
Thế là thần khí qui căn,
Một lèo khinh khoát, băng chừng hư vô.
Âm Dương thông lý, hiệp hòa,
Sẽ cùng tạo hóa vào ra muôn đời. [8]
Cổ nhân dùng Trung Cung, Trung Điểm để tượng trưng cho Thái Cực, cho Bản Thể của vũ trụ là một sự kiện hiển nhiên được minh chứng chẳng những bằng Hà Đồ, mà còn bằng Lạc Thư, và các đồ bản của Dịch.
Cao tăng Diệu Hư viết:
Đãn đắc thử trung vô quải ngại.
Thiên nhiên bản thể tự hư không [9].
Tạm dịch:
Được Trung, là hết lôi thôi.
Thiên nhiên, Bản thể đất trời là Trung.
Đại Đổng Chân Kinh còn ghi: Tìm căn bản phải tìm nơi Thái Cực [10]
Hiểu được ngũ thập của Hà Đồ tức là đi sâu vào lòng sâu muôn vật, tìm ra vi diệu của Càn Khôn, hay Ngọc Châu của Tạo Hóa. 
Cố khai phá Huyền nguyên tam ngũ
Mới tìm ra Tạo hóa khuê chương
Huyền cơ Trời ở trung ương,
Gần trong gang tấc, chẳng vương tượng hình. [11]

2. Chu vi Hà Đồ hay là Vạn hữu với  Nguyên lý Diễn Dịch tuần hoàn
Hà Đồ chỉ mới có tứ chính mà không có tứ duy nên chính là một vòng tròn, mà vòng tròn là tượng trưng cho sự tuần hoàn biến Dịch.
Hà Đồ xét về phương diện ngũ hành có thể đơn giản hóa như sau:
 Nam
 Hỏa 
       Đông    Mộc Thổ     Kim Tây 
 Thủy
 Bắc
Nhìn vào đồ bản này ta thấy hình chữ thập:
Trong đó Thủy Hỏa chống đối nhau như dưới với trên, như Nam với Bắc, Kim Mộc chống đối nhau như Tả với Hữu, như Đông với Tây. Tức là trong sự biến Dịch có tung hoành thuận nghịch, phải có thể đổi thành trái, dưới có thể đảo lên trên.
Trong trời đất, và trong xã hội ta cũng thấy đây những hiện tượng đối đãi, phản phúc: Đông mà sáng, thì Tây tối; Bắc lắm đất, Nam lắm biển; có lúc cá nhân được trọng, có khi đoàn thể được trọng; có thời, vua là trọng, có thời, dân mới quí; có nơi tinh thần được sùng thượng, có chỗ vật chất được suy tôn; tất cả đều tùy nơi, tùy thời. 
Lẽ thuận nghịch (Tống), đối đãi (Thác ) của Hà
Đồ được tượng trưng bằng hai cặp mâu thuẫn:
            Kim     Mộc
           Thủy   Hỏa
và được Dịch kinh tượng trưng bằng:
28 cặp quẻ phản phúc (Tống)
4 cặp quẻ đối đãi (Thác) [12]
Ngay trong ngôn ngữ, từ ngữ cũng có nhiều chữ để chỉ, để gợi ra sự đối đãi, thuận nghịch.
Ví dụ: Lá mặt, lá trái;
            Xoay xở, Lật lọng;
            Đảo điên, Phản phúc.
hay cách nói lái trong tiếng Việt, các loại văn biền ngẫu, câu đối. Trong chữ Hán cũng có những loại chữ đảo điên, phản phúc, đối đãi.
Ví dụ: Cảo = Sáng sủa, Yểu = Mờ mịt
 Thượng = Trên, Hạ = Dưới
            Hữu = Phải, Tả = Trái
            Diệt = Lồi, Ảo = Lõm
            Tường = Nửa trái, Phiến = Nửa phải [13]
            Suy ra muốn biến hóa phải biết nhẽ điên đảo, thuận nghịch. Áp dụng vào con người muốn có một đời sống lý tưởng, phải biết tùy như cầu, khuynh hướng, tùy thời gian, tuổi tác mà biết lúc nào phải trọng vật chất, lúc nào phải trọng tinh thần. Nói chung từ bé đến lớn, con người càng ngày càng hướng ngoại, đi tìm vật chất, tìm cơm áo địa vị, từ lớn đến già càng ngày càng hướng nội, đi tìm tinh thần, và các giá trị siêu nhiên.
Đó chính là chiều hướng biến hóa của Hà Đồ:
Tiến về vật chất trước (Thoái hóa)
Tiến về tinh thần sau (Tiến hóa) để rốt ráo trở về Trung Cung Thái Cực.[14]
 
Đó là tiến hóa theo chiều Dương, chiều Ngũ Hành tương sinh, chiều đi về hướng tinh thần ngược lại với chiều tiến hóa của Lạc Thư tức là chiều Âm, chiều Ngũ Hành tương khắc, chiều đi về vật chất, ngoại cảnh.
 
Nếu trời đất chỉ biến hóa một chiều thì sẽ có lúc cùng, nhưng vì luôn luôn biến hóa theo hai chiều, hai hướng cho nên lúc nào cũng có một bên tăng, một bên giảm, bên tiêu, bên tức, thành thử dẫu biến hóa mấy, toàn bích vẩn y nguyên, không vơi, không cạn.
Suy ra trong vũ trụ, sự biến hóa luôn có hai chiều hai hướng: Tinh tú vận chuyển theo hai chiều thuận nghịch, Đạo giáo và Chính trị theo đuổi những mục đích ngược nhau, con người có hướng ngoại, hướng nội, vật chất có tụ, có tán, v.v..
Trong chiều biến hóa của Lạc Thư, động lực ngày một giảm, hư lực ngày một tăng theo Nguyên lý Nhiệt lực II của Carnot-Clausius. [15]
Trong chiều biến hóa của Hà Đồ, động lực ngày một tăng, hư lực ngày một giảm.

3. Quan niệm Thái Cực, Âm Dương, hay Nhất Thể Lưỡng Diện
Sự biến hóa theo hai chiều hướng đối nghịch nhau, truy kỳ nguyên là vì cơ cấu vũ trụ đã được tổ chức theo hai hình thức đối nhau. Đó là quan niệm Thái Cực Lưỡng Nghi, Nhất Thể Lưỡng Diện của Dịch kinh. Hà Đồ tượng trưng quan niệm này bằng số như sau:
            5 = 2 + 3
            5 = 4 + 1
Dịch kinh viết:
Nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo.
Nếu viết thành phương trình ta sẽ có
Đạo = Âm + Dương
Thái Cực = Âm + Dương [16]
Muốn hiểu bí quyết Dịch, không được coi Âm, Dương là hai thực thể đối lập, mà là hai phương diện của một thực thể, hai chiều hướng của một vòng tuần hoàn.
Thúy Hư Thiên viết: Thực ra, hai chữ Âm Dương chỉ là một vật. [17] Cho nên Âm Dương chỉ là hai chiều hai mặt của một Thực thể là Thái Cực. Thái Cực tuy là Căn Nguyên của Âm Dương, nhưng Thái Cực siêu xuất trên Âm Dương, bao quát Âm Dương.
Số 5 là phi Âm, phi Dương vì bao quát Âm Dương: 5 = 2 + 3 = 1 + 4 [18]
Cổ nhân cho rằng Thái Cực tức là Thần, Thần
tức Thái Cực cho nên Thần cũng siêu xuất Âm Dương,
năng Âm, năng Dương, vì thế nên Hệ Từ viết: Âm Dương bất trắc chi vị Thần. [19]
Khoa học ngày nay đã tiến dần tới quan niệm nhất thể lưỡng diện, Thái Cực Âm Dương của Dịch kinh, và của Hà Đồ.
Thực vậy, theo thuyết tương đối của Einstein thì năng lực có thể biến thành vật chất, vật chất có thể biến thành năng lực theo phương trình.
E = mc[20]
Theo Teilhard de Chardin, vũ trụ được tạo dựng bởi một thực thể duy nhất, mà tinh thần, vật chất, chỉ là 2 phương diện tương đối. [21]
Tóm lại, vì thực thể, có hai mặt, hai bên, nên cuộc biến thiên tiến hóa cũng có hai chiều, hai hướng.             Vũ trụ, dù xét về cơ cấu, hay xét về vận động, tiến hóa, luôn luôn theo định luật Âm Dương. Khoa học ngày nay đã chấp nhận quan điểm này khi cho rằng:
Thời gian là chiều kích thứ tư của không gian.
Tinh thần là biến thể của vật chất, vật chất là biến thể của tinh thần v.v..
Tóm lại không có gì có thể hoạt động riêng rẽ mà luôn luôn phải dựa dẫn vào nhau.

          4). Hà Đồ với lẽ sinh thành.
Hà Đồ còn đưa ra một nguyên lý căn bản là bất kỳ cái gì không thể sinh ra mà đã trưởng thành, toàn hảo ngay, mà còn phải biến hóa qua nhiều giai đoạn, nhờ sự hỗ trợ của hoàn cảnh, chịu các ảnh hưởng tinh thần, vật chất mới trở nên thành toàn, hoàn hảo được.
Dương phải có Âm phụ bật mới thành tựu, Âm phải có Dương bổ sung mới toàn hảo. Suy ra tinh thần muốn khuếch sung, tiến triển phải nhờ hoàn cảnh vật chất hỗ trợ, vật chất muốn phát triển cần phải có tinh thần khai thác, điều động.
Âm Dương phải cộng tác với nhau, tinh thần vật chất phải hỗ trợ lẫn nhau, mới thực hiện được đại công vũ trụ.
Vì thế Hà Đồ mới chủ trương:
Thiên Nhất sinh thủy, Địa Lục thành chi
Địa Nhị sinh hỏa, Thiên Thất thành chi v.v...

5). Các hình thái, các tầng lớp con người theo Hà Đồ
Thay vì phân chia con người thành ba phương diện: Xác, Hồn, Thần hay Tinh, Khí, Thần, theo nguyên lý Tam Tài.
            Hà Đồ, vì trọng nguyên tắc Âm Dương đối trĩ, nên lại phân chia tỉ mỉ hơn nữa, tức là:
            phân Hồn thành        A- Du Hồn (Dương)
                                                B- Quỉ Phách (Âm)
Theo tài liệu của Lưu Nhất Minh, trong quyển Chu Dịch Xiển Chân, và quan niệm các nhà Huyền Học Âu Châu, ta áp dụng lời phân chia con người theo phương thức Ngũ Hành, Tứ Tượng như sau:
        
Du hồn (Dương), gần Thần minh hơn, ưa ánh sáng.
Quỉ phách (Âm), gần vật chất hơn, ưa bóng tối.
Các nhà Dưỡng Sinh Học, đã áp dụng quan niệm này vào công cuộc vệ sinh, và cho rằng nhà cửa không nên cao quá, sáng quá vì như vậy sẽ thương phách, không nên thấp quá, tối quá vì như vậy sẽ thương hồn và bệnh tật do đó sẽ sinh.[22]
Âu Châu cũng có quan niệm Hồn, Phách.
Theo các nhà Huyền Học Âu Châu thì Hồn, Phách, khác nhau cũng như khí với nước.
Lúc chết, Phách quanh quất bên xác, còn Hồn thì khinh phiêu cùng thần khí lãng du. Phách là cứ điểm của dục tình, ngã chấp lúc sống; và đến khi chết, Phách sẽ tan biến dần trong giòng sông quên lãng, y như xác
tan biến trong đất cát. Còn hồn là Khí, là xe của Thần theo từ ngữ Platon, đó là hạt giống Trường Sinh, mầm mộng Kim Thân, Thánh Thể...[23]
Đem những quan niệm trên đối chiếu với khoa Cơ Thể và Sinh Lý Học hiện đại ta có thể ức đoán:
Cứ điểm của Phách có thể ở trung khu não bộ (diencéphale), nơi thị tầng (thalamus ou couches optiques), hạ thị tầng (hypothalamus), [24]hoặc ở trong các Dung Dịch luân chuyển trong các xoang não tủy.
Còn Hồn thì lại liên hệ mật thiết đến các khí thể, lưu hành trong các xoang não bộ. Đó cũng là những quan điểm xa xưa của Galien và thánh Augustin. [25]

6). Quan niệm Thiên Nhân Tương Dữ trong Hà Đồ
Trong đạo Lão cũng như trong đạo Nho, vốn có quan niệm Thiên Nhân Tương Ứng[26], Thiên Nhân Tương Dữ. [27]
Ý nói Trời chẵng ở xa con người, mà đã ở ngay trong tâm khảm con người, để làm chủ chốt cho con người, ám trợ con người.[28]
Quan điểm này thực ra không phải của riêng một đạo nào, mà là gia tài của nhân loại. Đi sâu vào các Đạo giáo, các môn phái Huyền Học Đông, Tây, ta thấy quan điểm này thường được đề cập tới. [29]
Hà Đồ bày ra lẽ Âm Dương phối ngẫu theo nhau như bóng với hình. Các nhà Huyền Học Lão giáo dựa vào Hà Đồ, xiển minh nhẽ Trời người hợp nhất, Thiên Lý tại nhân tâm.
Theo quan niệm này ta có thể nói: Trời là Thần, là Chân Dương. Hồn con người là Khí, là Chân Âm[30]. Một bên hùng dũng chỉ lối đưa đường, một bên nhu thuận, tuân theo sự hướng dẫn, đúng như hai quẻ Kiền, Khôn trong Kinh Dịch.
Trời có:
1) Ngũ Nguyên:
 a - Nguyên tính
 b - Nguyên thần
 c - Nguyên tình
 d - Nguyên tinh
 e - Nguyên khí
2) Ngũ Đức:
 a - Nhân
 b - Nghĩa
 c - Lễ
 d - Trí
 e - Tín [31]
Người có:
1) Ngũ Vật:
 a - Du hồn
 b - Thức thần
 c - Quỉ phách
 d - Trọc tinh
 e - Vọng ý
2) Ngũ Tặc:
 a - Hỉ
 b - Lạc
 c - Nộ
 d - Ai
 e - Dục 
Trời là Chân, Người là Giả, hai đàng như hình với bóng chẳng lìa nhau.[32]Người cần phải tuân phục Trời, thuận theo Mệnh lệnh Trời, mới có thể đi đến chổ Âm Dương hòa hợp, thái hòa trường cửu.[33]Trời, Người đều có thể làm chủ hay làm khách. [34]
Nhưng con người vì bản tính nông cạn, si mê, nếu tự động đóng vai chủ nhân, định đoạt mọi sự, thì chắc sẽ đi đến chỗ thất bại. Cho nên, hay hơn hết là nhường cho Trời làm chủ, cho lương tâm, lương tri làm chủ [35], còn mình chỉ biết tuân thuận theo, như vậy chắc chắn sẽ tốt đẹp. Đó là nhẽ Chủ, Khách trong Hà Đồ.
Vì thế các nhà Huyền Học Lão giáo mới nói: Nhường ngài làm Chủ, ta làm Khách. [36]
Hà Đồ lấy vị số mà chứng minh rằng:
            Sâu là Chủ, Nông là Khách,
            Trong là Chủ, Ngoài là Khách
Cho nên, nếu Thượng đế là chủ của ta, thì chắc chắn phải ở ngay trong tâm của ta.
Vì vậy người xưa cho rằng:
Tu hành phải biết nông sâu,
Nông sâu chẳng biết, tìm cầu luống công. [37]

7). Bí quyết Tạo Hóa Qui Trung Chi Diệu theo Hà Đồ
Dịch kinh cốt là để mô tả diễn Dịch một chân lý trọng đại. Muôn loài đều từ một Đại thể, từ một Căn Nguyên sinh xuất; biến thiên, tiến hóa tưởng là vô biên vô tận, nhưng kỳ thực chỉ theo định luật Âm Dương, theo hai chiều hướng ngoại, hướng nội; Vãng Lai theo định luật tuần hoàn, nên khi hết chu kỳ lại trở về Nguyên Bản. [38]
Lão tử cũng đã đề cao Nguyên lý ấy:
Đạo Đức Kinh viết:
Muôn loài sinh hóa đa đoan,
Rồi ra cũng phải lai hoàn Bản Nguyên,
Hoàn Bản Nguyên, an nhiên phục Mệnh,
Phục Mệnh rồi, trường vĩnh vô cùng. [39]
Hà Đồ cũng xiển minh nhẽ Vạn Vật Qui Trung bằng cách đặt lại số 10 vào Trung Cung.
Hơn nữa nếu ta bắt đầu từ Trung (Thổ) đi theo vòng Ngũ Hành tương sinh: Thổ( Kim( Thủy( Hỏa( Thổ thì hết một vòng biến Dịch ta lại trở về Trung (Thổ).
Vả lại nếu ta xếp lại các con số trong Hà Đồ theo phương thức dưới đây, ta sẻ thấy chiều hướng luân chuyển các con số là trở về Trung Cung, Trung Điểm. [40]
Ngụy Bá Dương viết:
Lấy con số 5 trung ương, tán phân ra tứ phương sẽ thành 6, 7, 8, 9 tức là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, đều dựa vào Thổ mới thành.
Lấy các số 1, 2, 3, 4 ở bốn phương thu về trung ương sẽ được 10, tức là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, đều Phản Bản Hoàn Nguyên, hội họp ở Trung thổ. Thực là vi diệu thay. [41]
Vi chỉ của Dịch thực là cao siêu, huyền diệu.
Mới đầu chỉ cho ta thấy Thái Cực, Đạo Thể biểu dương dần dà thành Số, Vị, Hình Tượng, Màu Sắc, Thể chất, Không gian, Thời gian, Vạn Vật, Vạn Hữu.
Sau đó, lại cho ta nhìn thấy những giai đoạn biến thiên, những yếu tố cấu tạo nên vạn vật, những then chốt biến hóa, từ Vạn Tượng rút lại về Ngũ Hành, về Tứ Tượng, Âm Dương rồi lại trở về Thái Cực, Vô Tượng, Vô Vị, Vô Số. Mới hay:
Tự Đạo phân chia, Số mới thành,
Ngũ Hành hình tượng: Đạo nha manh
Năm phương vũ trụ: Thần phân liệt,
Chất sắc năm mầu: Đạo tán sinh. [42]
Số từ vô số xuất sinh,
Trở về vô số, mới thành vãng lai.
Tượng từ vô tượng, phân bài,
Trở về vô tướng, trong ngoài ấm êm
Vị hoàn vô vị, mới nên,
Chất hoàn vô chất, tinh tuyền trước sau.
Chớ chia đạo thể nhiệm mầu,
Số kia bám víu vào đâu sinh thành.
Muốn trừ cho hết tượng hình,
Ngừng cơ biến hóa, mối manh tiêu liền.
Vị ngôi muốn hết dưới trên,
Thời đừng phân biệt Bản Nguyên làm gì.
Đạo không phát tán chia ly,
Thời thôi vật chất biến đi từ đời.
Đạo là vô số, vô ngôi,
Vô hình, vô chất, chia phôi nhẽ nào.
Đạo Trời vi diệu xiết bao...[43]
Hà Đồ với con số 15 viết ở Trung Cung, tức là cho ta thấy rằng căn bản hay cùng đích của vạn vật là ở tại Trung Cung, mà Trung Cung lại là Thái Cực, cho nên, theo Hà Đồ, thì Căn Nguyên và cùng đích của vũ trụ vẫn là Thượng Đế. Sách Đại Đỗng Chân Kinh viết: Căn bản vốn ở trung tâm điểm[44]
Sách Nhập Dược Kính viết: Người nào biết Tạo hóa, sẽ tìm căn nguyên vũ trụ nơi Trung Cung (Chân Thổ). [45]
Mới hay:
Huyền cơ Trời ở Trung ương,
Gần trong gang tấc chẵng vương tượng hình. [46]
Như đã nói trên số 15 ở Trung Cung tượng trưng
Thái Cực. Lạ lùng thay, đối với các nhà Huyền Học Âu Châu, số 15 chỉ Thượng Đế. Và họ cho rằng Lạc Thư được quí trọng vì ngang dọc đều cộng thành 15, cho nên Lạc Thư là biểu dương của Thượng Đế. [47]
Đọc bài thơ trong sách Kim Liên Chính Tông Ký, ta càng nhận thấy rõ rằng Trung Cung, Trung điểm ở Hà Đồ chính là Nhất, là Thượng Đế, là Thủy Tổ Vũ Trụ, Càn Khôn.
Chân Nhất ở Trung Cung có Tứ Tượng, Tứ Sắc (đỏ, đen, xanh, trắng) bao quanh, được thi sĩ mô tả như là Thánh Mẫu ẩn thân trong thạch động mầu đỏ, [48]như Linh Thần ngự trên lầu giáng cung, [49], như Chân Cống, hay Kim Đơn chìm dưới làn sóng hồ màu biếc, [50] như đám mây bay trước ngọn núi Bạch Ngọc màu trắng [51].
Nguyên văn bài thơ như sau:
Nhất trung hữu Nhất, Nhất nan luân,
Tam cảnh nguyên tòng nhất xứ phân,
Xích thạch động trung tàng Thánh Mẫu,
Giáng cung đài thượng liệt Thần Tôn.
Bạch đàm ba nội chân chân cống,
Bạch ngọc phong tiền ải ải vân.
Cá thị càn khôn khai tịch tổ.
Thế gian ngu tục, khởi giao văn.[52]
Khi đã biết Trung Cung tượng trưng cho Thượng Đế Bất Khả Tư Nghị, Vô Số, Vô Vị, Vô Tượng, thì bí quyết trở về với Thượng Đế, về Trung Cung là phải biết vượt lên trên hết mọi ảnh tượng [53], chi ly, phiền tạp, phải biết thu nhiếp vạn thù, qui nhất bản.
Người xưa gọi thế là:
Toản thốc Ngũ Hành,
Hòa hợp Tứ Tượng
Tam hoa tụ đỉnh
Ngũ khí triều Nguyên
Tạo Hóa Qui Trung Chi Diệu. [54]
Nói một cách thiết thực hơn, muốn tìm về Trung cung, con người phải biết đâu là Chân Tâm trong con người.
Các nhà Huyền Học Lão giáo đã cho biết Nê Hoàn Cung, ở trung tâm não bộ chính là Chân Tâm, là Trung Cung, Trung Điểm nơi con người.
Mới hay:
Nê hoàn một khiếu, thấu cửa Trời
Ngọc Hoàng Thượng Đế, ấy tòa ngôi,
Thánh Hiền lui tới, duy đường ấy,
Cưỡi hạc băng chừng, thẳng tới nơi. [55]
Giai đoạn sau là thu thần, liễm khí cho qui tụ về óc não, sống đời sống nội tâm cho thật rồi rào, dùng hết tâm thần ý chí vào công cuộc chiêm ngưỡng Thượng Đế, sống hợp nhất với Thượng Đế. [56]
Đó là ý nghĩa những khẩu quyết:
Hoàn tinh bổ não
Tam hoa tụ đỉnh
Ngũ khí triều Nguyên [57]
hay:
Tử dục bất tử tu Côn Lôn [58]
Qui Trung tóm lại là:
Đem ngựa ý, qui về thần thất [59]
Bắt vượn tâm, giữ chắc động phòng. [60]
Tâm, Thần, Hồn, Phách, Ý qui trung. [61]
Nói theo từ ngữ Công giáo tức là muốn sống kết hợp với Thượng đế, phải kính mến Thượng đế hết lòng, hết sức tâm thần. [62]
Hiểu được ý nghĩa Trung Cung, biết được bí quyết Tạo Hóa Qui Trung Chi Diệu, con người mới có thể tìm ra được địa vị sang cả của mình [63] mà Định Mệnh con người là sống kết hợp với Thượng Đế. [64]