Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

KỲ MÔN ĐỘN GIÁP

SAO THIÊN XUNG








                                                                      SAO THIÊN CẦM
                                                                       
                                                                    SAO THIÊN PHÚ
                                                               
                                                                   SAO THIÊN TÂM
                                     

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

CHIÊM GIA TRẠCH

Theo Quỷ Cốc Biện hào Pháp thì:
Hào Sơ là Giếng hoặc Trạch Trưởng hay chính là Chủ Nhà.
Hào 2 là Táo.
Hào 3 là Sàng Tịch ( cái Giường ) hay Trung Môn.
Hào 4 là Môn Hộ hay là Đại Môn
Hào 5 là Người nhà, con cháu hay Con Đường Lộ.
Hào 6 là Cột mái nhà hay la Tông Miếu giòng họ.


Hào SƠ:

Sơ hào phi THUỶ, hưu ngôn Tỉnh.
Dậu Kim can thiệp, đạo kê gia.
Lâm Thổ phùng xung, cơ địa phá
Vô quan vô quỷ tiểu nhi hoà.
Trạch biên nhược hữu phần hoá Mộ
Tu tri Quỷ Mộ trị hào SƠ
Thuỷ lâm bạch hổ tương kiều đoán
Dần Mộc miêu vương, thử hao vô
Huyền Vỏ Thuỷ thừa , câu lợi thược
Mộc hào quan quỷ, Thọ vi qua.
Tạm Dịch:
Sơ Hào không Thuỷ đừng bàn giếng
Kim Dậu liên quan : Luận vịt gà
Sơ Thổ gặp xung : Nền nhà hỏng
Không QUAN, KỴ, SÁT : trẻ con lành
Bên cạnh nhà người có phần Mộ
Rõ ràng Quỷ Mộ ở hào SƠ
Thuỷ hào Bạch Hổ : Cầu Luận đoán
Dần Mộc: Mèo hay Chuột chẳng còn
Huyền Võ Thuỷ hào : Mương rảnh luận
Mộc hào quan quỷ rể cây đâm.



Hào Nhị là TÁO

Hào nhị là hào giữa của Nội quái cho nên khi nào nói TRẠCH thì thường hào 2 làm chủ.
Nói Nội là TRẠCH ( Nội tượng tam hào vi trạch ) - Ngoại là Người ( Ngoại tượng tam hào vi nhơn ). Thì Trạch chính là hào 2 và Người chính là hào 5 vậy.
Nhìn vào quẻ biết TỐT hay XẤU ngay tức thời nhờ phân tích thấy:
Nhơn Khắc trạch : Nhà Tốt ( Đa cư sáng tạo )
hay là Ngoại khắc Nội - Hào 5 Khắc được hào 2.

Trạch khắc nhơn : Nhà Xấu , hay tật bệnh.
Hay Nội khắc Ngoại - Hào 2 khắc hào 5.

Tương sinh : Nhà Tốt ( Kiết )
( Hào 2 sinh hào 5 thì mới Tốt nhiều )

Tỵ hòa : trung bình
     










HÀO 3

Hào 3 là Sàng Tịch ( Cái Giường ngủ )
-Hào 3 Hợi Thủy : Luận heo nuôi
Câu này chỉ đúng với các nước á Châu.
Ở các nước tân tiến hào 3 Hợi Thuỷ thường là cái giường ngủ quay về hướng có NƯỚC ( Bồn tắm, nhà cầu... ao hồ, sông - Tuỳ Suy hay Vượng )

- Gặp hào Huynh đệ : bàn cửa nẻo.
Suy vượng thì biết cửa tốt hay hư.

- Vô Quan mạc vọng đoán gia thần :
Trong toàn quẻ không có hào Quan thì đừng hòng có Thần đất, Thần Tài... đến ngự.
Nếu Mẹo Mộc hào 3 thì trước Thần Đường có giường chỏng. Hoặc trên lầu có phòng che chắn trước Thần Đường .( Nhớ hào 3 Quan quỷ mới luận Thần Đường ).
- Kim hào quan quỷ: Lư thờ hư.
- Hào 4 Động đến XUNG hào 3:
Là cửa đối cửa - hay có con đường xuyên tâm nhà: Đều bất lợi.
- Hào 3 và 4 đều là Huynh đệ:
Huynh đệ là cửa cho nên luận là nhà nhiều cửa hơn phòng.
- Nhật Nguyệt Động hào Xung bản vị:
Bản vị là hào 3 thì đi ra vào thường không qua chính môn.
-Hào 3 Mẹo Mộc chỉ giường màn.
Mộc gặp Xà, Quan : Nữ Mộng Sợ.
( Nhớ là chỉ 2 quẻ KHÔN và TỶ mới gặp )
- Hào 3 đâu phải Huynh đệ vị - Quan Hưng Phụ Hảm mới bất an.







HÀO 4

- Hào 4 phát động đến xung khắc
Cửa cửa đối nhau, bị xuyên tâm.
- Hào 3 và hào 4 đều là Huynh đệ
Cửa nhiều, phòng ít, tổn kim ngân
- Huyền võ quan quỷ: cửa hư, thủng
Thanh long Tài Phúc : Mừng mới nguyên.
- Châu tước quỷ : Thị phi tranh tụng
Huyền Võ Huynh : Ao đầm, Nước xâm.
- Hào 4 đằng xà: Huynh đệ vị
Hố, xí nhà bên ảnh hưởng mình.
- Tuần Không, Nguyệt phá Tứ hào
Nhà không cỗng ngỏ, hư hao cổng nhà.
- Tài khắc, Tử hưng : hại mẹ cha
Luận đoán cần phân rõ Dương Âm



 



HÀO 5

Hào 5 khắc hào 2 : Nhân khẩu CÁT.
Hổ, xà, quan quỷ : Trưởng phòng hung.
Gặp Bạch Hổ hình xung khắc hại
Kinh phong co giật khó sống còn
Thế hào ÂM : Nữ nhân chuyên chính
Tài trì Thế, gởi rể nhà nàng
Nếu bị hào 2 xung khắc phá
Trong nhà chồng vợ thiếu ân tình
Thuỷ hào Hợp Thế : Nước quanh nhà
Huynh đệ hào 5 : Tường sụp lỡ



HÀO 6

Hào 6 Thê tài: Nô Bộc luận
Là Phụ Mẫu hào: Trưởng bối suy
Dương MỘC đòn dông - Âm Cột trụ
Quan quỷ Mộ hào : Đoán mả mồ.
Phụ Mẫu Thổ hào : Chỉ tường vách
Mẹo Mộc : Hàng rào luận cát hung
Hào 6 quái Thân hoặc trì thế
Ly tổ thành gia, quyết chẳng sai
Lâm Dậu KIM, động hào xung khắc
Nhà bất an, đèn đuốc thủng hư
TƯỚC quỷ lâm hào: Điên nữ đoán.





















Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Gỗ hóa thạch – Loại đá mộc thần kỳ

(DQC) Gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, sau tác động của một trận phun trào của núi lửa, những thân gỗ này đã bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm và dần biến thành đá.
Gỗ hóa thạch được tìm thấy ở Indo, Australia, Hoa Kỳ, Việt Nam. Mỏ gỗ hóa thạch còn có ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina và Acmênia.
Các nhà thần học Phương Tây cho rằng, nguyên bản là một khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị Thạch anh hóa, nó biến thành một loại đá quý, vì thế mà hoá thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường thọ, và vĩnh cửu.
Ngay từ thời các quốc gia cổ đại như Assyria, Babilon và La Mã cổ đại, gỗ hóa thạch đã được dùng như đá mỹ nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta làm ra những chuỗi hạt, gắn vào nhẫn, ngọc treo và ngọc bội. Từ thế kỷ 19, 20 từ gỗ hóa thạch Arizona xuất khẩu đã chế tác thành những chiếc bàn nhỏ, lọ hoa, giá nến.
Màu sắc: Gỗ hóa thạch có màu xám và nâu, màu phớt đỏ, vàng và cả màu xanh da trời. Đôi khi còn xuất hiện những họa tiết thứ cấp trông giống như đường phân chia trên bề mặt ngọc bích hoặc agat.
Về thể chất:
-Gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
-Gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ của chủ nhân, bởi vì nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn trước stress.
-Đeo chuỗi hoá thạch có thể đạt được từ trường “trường thọ”, theo truyền thuyết người ta cho là nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
-Lưu thông máu huyết.
Về tinh thần:
-Gỗ hóa thạch tạo ý chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định.
-Dùng để trị thương, đuổi trừ âm khí, phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng.
Chú ý:
-Gỗ hóa thạch đều trở thành lá bùa độc đáo mang theo biểu trưng của quá khứ.
-Năng lượng cảm thụ Âm.
Giải thích theo cơ chế phương Đông thì Gỗ hóa thạch là một loại hình trang sức rất tuyệt với. Nguồn gốc của nó vốn từ gỗ có từ hàng triệu năm , được kết cấu lại thành một dạng như thạch anh do quá trình bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm mới thành nên.
Do vậy, từ mà Gỗ (màu xanh – hành Mộc) – chuyển sang màu Đỏ (hành Hỏa) – chuyển tiếp màu Trắng (hành Kim) – chuyển tiếp màu Vàng (hành Thổ) – chuyển tiếp màu Đen, Nâu (hành Thủy) khi chuyển lại màu xanh da trời thì loại Gỗ hóa thạch đó đá biến thành Ngọc quí rồi.
Qua cơ chế trên chúng ta có thể sử dụng gỗ hóa thạch cho những trường hợp sau:
Gỗ hóa thạch có màu Đỏ: dùng chữa các bệnh về sưng, nóng, đỏ, đau (các chứng viêm khớp có kèm sưng nóng), các bệnh thuộc tim mạch, huyết áp… giúp ổn định tinh thần.
Gỗ hóa thạch có màu Trắng: dùng chữa các bệnh thuộc đường hô hấp, viêm phế quản, viêm họng, suyễn, viêm mũi dị ứng… giúp trừ chứng buồn phiền.
Gỗ hóa thạch có màu Vàng: dùng chữa các bệnh về Tỳ vị, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thường xuyên, ăn uống không tiêu, gầy yếu…, các chứng tê bại giúp trừ chứng lo âu, suy nghỉ vẩn vơ.
Gỗ hóa thạch có màu Đen: dùng để để chữa các chứng bệnh thuộc Thận như suy yếu sinh dục (nam liệt dương, nữ lãnh cảm), hiếm muộn, viêm thận mãn, thường hay đau lưng nhức mỏi… giúp trừ chứng sợ hải vô cớ. Các chứng viêm đa khớp mãn tính (viêm đa khớp dạng thấp).
Gỗ hóa thạch có màu Xanh: dùng để chữa các bệnh về Gan Mật… giúp trừ chứng hay giận dỗi.
Tác dụng chung của Gỗ hóa thạch giúp có một cơ thể dẻo dai

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Xuất xứ của Lạc Thư

Lạc Thư có một tầm ảnh hưởng rất lớn lao trong mọi lãnh vực tư tưởng, chính trị, đạo giáo Trung Hoa, vì vậy cần được khảo sát cho tường tận.
Theo Kinh Thư, sau khi trị thủy thành công, Vua Vũ đã được Trời ban cho Hồng Phạm Cửu Trù, tức là phép tắc cai trị xã hội, và định chế nhân luân.[1]
Tục truyền Trời cho thần qui hiện lên ở sông Lạc, mang trên lưng một hình vẽ.  Vua Vũ nhân đấy làm ra Hồng Phạm với sự cộng tác sau này của Cơ tử. [2]
Sách Chính Nghĩa Xuân Thu Vĩ ghi:
Hà dĩ thông Kiền xuất thiên bào,
Lạc dĩ lưu Khôn thổ địa phù [3]
Câu đó rất quí báu, vì sẽ giúp ta hiểu rõ phạm vi và mục đích của Hà Đồ, Lạc Thư.  Hà Đồ giúp ta hiểu Trời, Lạc Thư giúp ta hiểu Đất.
Hà Đồ giúp ta tu luyện tâm hồn, Qui Nguyên, Phản Bản.  Lạc Thư chỉ vẽ cách thức an bang, tế thế; tổ chức đời sống xã hội và vật chất bên ngoài.
Vì lẽ đó, nên Hà Đồ hình tròn, còn Lạc Thư hình vuông.  Tròn tượng Trời, vuông tượng Đất.
Hà Đồ, Lạc Thư hỗ trợ, bổ sung lẫn cho nhau, và có thể nói được là hai phương diện của một học thuyết duy nhất, đó là:nội thánh, ngoại vương chi đạo, y như tấm  vải  có  sợi  ngang  sợi  dọc, [4]như  cuộc đời  có  hai chiều xuôi ngược, hai mặt trong ngoài.
Theo Từ nguyên, Lạc Thư dạy cách tổ chức xã hội trị quốc an bang. [5]Ta sẽ bằng cứ vào câu đó, để phanh phui cho ra các bí quyết của Lạc Thư.
Chương 2. Cấu tạo của Lạc Thư
Lạc Thư được cấu tạo như sau:
Trong Chu Dịch Xiển Chân ta thấy có một hình Cổ Lạc Thư như sau:
Đồ hình  này làm  ta mường tưởng  đến  cách cấu tạo của nguyên tử  với  nhân ở chính giữa và các quĩ đạo điện tử  ở  bên  ngoài.  Nhưng dĩ  nhiên hình  này  không phải là chính thống.
Ta vẽ lại sự diễn tiến từ Hà Đồ sang Lạc Thư như sau:
(a)
 (b)
 
(Ta thấy các số chẵn sung vào bốn hướng phụ, còn 4 số lẻ ở bốn phương chính.)
(c) Hà Đồ biến chuyển theo chiều Dương, chiều Ngũ Hành tương sinh.
Chiều biến chuyển của Hà Đồ
(Ta có: Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.)
 Đại cương

Ta có thể nói được rằng Lạc Thư xuất phát từ Hà Đồ [1], nhưng có bốn điểm dị biệt quan trọng sau đây:
1. Mất số 10 ở giữa.
2. Âm Dương không còn hòa hợp, phối ngẫu mà đã phân kỳ, chia rẽ.
3. 2 cặp số 9/4 và 7/2 đổi chỗ lẫn cho nhau [2]
4. Ở Lạc Thư, Ngũ Hành tương khắc, vận chuyển theo chiều Âm.  Ở Hà Đồ, Ngũ Hành tương sinh, vận chuyển theo chiều Dương.
Chiều biến chuyển của Lạc Thư.
(Ta có: Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ.)
Lạc thư vì thiếu số 10, nên chỉ còn có chín số; hơn nữa vì Âm Dương phân kỳ, Hỏa Kim điên đảo, nên Lạc Thư tượng trưng cho thế giới hữu hình, vạn tượng vạn hữu, thế giới thực tại, lấy nghịch cảnh biến thiên để đoàn luyện vạn vật.
Các số Lạc Thư tổng cộng là 45.
Các số Hà Đồ tổng cộng là 55.
Mà 45 + 55 = 100
Số 100 vốn tượng trưng vạn tượng, vạn hữu. [3]
Như vậy ta càng thấy rõ cả Hà Đồ lẫn Lạc Thư mới đủ tượng trưng cho vạn tượng vạn hữu, từ thế giới vô hình đến thế giới đến thế giới hữu hình.
Hà Đồ tượng trưng cho thế giới tâm thần, nội tâm, nội cảnh.  Lạc Thư tượng trưng cho thế giới vật chất ngoại cảnh, cho xã hội bên ngoài. 
Vì thế, các bậc tiên hiền nhiều khi lại vẽ Hà Đồ nằm bên trong, Lạc Thư bao bên ngoài.
Người xưa cho rằng Hà Đồ, Lạc Thư có ba điểm giống nhau và hai điểm khác nhau.
Ngọc Trai Hồ thị bình rằng:
3 điểm giống nhau:
1. Hà Đồ cũng như ở Lạc Thư số 1,  số 6 đều ở phía Bắc.
2. Số 3 và 8 đều ở phía Đông
3. Số 5 đều ở Trung Cung
2 điểm khác nhau:
1. Ở Hà Đồ thì số 2 và 7 ở phía Nam, còn ở Lạc Thư thì số 2 và 7 lại ở phía Tây.
2. Ở Hà Đồ thì số 4 và 9 ở phía Tây. Ở Lạc Thư trái lại 4 và 9 ở phía Nam. [4] 
Tóm lại, các số Dương 1, 3, 5 không đổi vị, chỉ có các số Âm 2 và 4 mới thay đổi, lộn lạo.[5]  Hà Đồ và Lạc Thư mỗi bên theo một ngả đường.
Hà Đồ sinh Tiên Thiên Bát Quái.
Lạc Thư sinh Hậu Thiên Bát Quái.
Phục Hi nhân Hà Đồ vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái.
(Cả hai hình đều có cùng một chiều diễn tiến) 
Ở Hà Đồ ta thấy nửa bên phải, các số Dương lẻ đều ở bên ngoài, các số Âm chẵn đều ở bên trong.
Còn ở nửa bên trái, thì các số lẻ Dương lại ở bên trong, số chẵn Âm lại ở bên ngoài.
 
Ở Tiên Thiên Bát Quái, ta cũng thấy ở nửa bên phải các hào Âm ở bên trong, các hào Dương ở bên ngoài; Còn ở nửa bên trái, thì các hào Dương lại ở bên trong các hào Âm ở bên ngoài.  Như vậy Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái đã rập theo một khuôn mẫu.
 
Lạc Thư liên lạc mật thiết với Hậu Thiên Bát Quái:
Hậu Thiên Bát Quái đánh số các quẻ đúng theo thứ tự Lạc Thư.
 Ở Hậu Thiên Bát Quái, các quẻ theo số thứ tự sau:  Nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Chấn, cửu Ly.
Thiệu khang Tiết cho rằng, người xưa nhân vòng tròn của Hà Đồ mà suy ra lịch kỷ, nhân hình vuông của Lạc Thư mà nghĩ ra cách chia châu, chia đất.
Ông nói: Tròn là hình sao, số của lịch kỷ có lẽ bắt đầu từ đó.  Vuông là hình đất, những cách chia châu, chia đất có lẽ bắt chước từ đó chăng. [6]
Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này.
Cũng như ở Hà Đồ, số quan trọng nhất của Lạc Thư vẫn là số 5.  Số 5 bao gồm Trời Đất, Âm Dương
Trời là 3, Đất là 2.  Số 5 là số tam thiên lưỡng địa, nên chính là Thái Cực. [7]
Ngoài tâm điểm ra, Hà Đồ và Lạc Thư đều có:
Dương số: 1 + 3 + 7 + 9 = 20
Âm số: 2 + 4 + 6 + 8 = 20
Tổng cộng đều là 20
Như vậy là Âm Dương quân bình.
Lạc Thư xưa đến nay vẫn là một cái gì huyền vi, bí ẩn.  Có nhiều lối cắt nghĩa Lạc Thư; nông có, sâu có tùy theo trình độ, tùy theo tâm trạng của mỗi người.
Thái Nguyên Định giải rằng: 9 số Lạc Thư tượng trưng cho các bộ phận của thần qui.
Ông viết: 
Số cửu cung là: 
Đội chín, đạp một
Tả ba, hữu bảy
Hai, bốn làm vai
Sáu, tám làm chân
Số năm ở giữa
Tượng hình lưng rùa. [8]
Cũng thấy có ca rằng:
Tải cửu lý nhất
Tả tam hữu thất
Nhị tứ vi kiên
Bát lục vi túc
Ngũ thập cư trung
Ỷ vu Khôn cục.
Có lẽ đó chỉ là phương pháp giúp ta nhớ phương vị các số trong Lạc Thư, chứ chưa giải thích được chi về Lạc Thư.
Một nhà bình giải Huỳnh đình Kinh cho rằng số 5 ở trung điểm là Thái Cực, Thái Nhất, 8 số bên ngoài là Bát Quái.  Tất cả họp thành Cửu Cung.
Hội ý trên, ta có thể giải Lạc Thư như sau:
Số ngũ là Thái Cực. [9] Còn 8 số bên ngoài tượng trưng cho Bát Quái tức là Vạn Tượng Quần Sinh, là thế giới hiện tượng, hiện hữu.
Sự thay bậc, đổi ngôi giữa hai cặp số 9/4 (Kim) và 7/2 (Hỏa), gây nên thế bất quân bình, mà khi đã mất thế quân bình, chắc chắn biến thiên chuyển động sẽ phát sinh.  Đó là một định luật khoa học. [10]
Kim Hỏa đổi ngôi gây nên điên đảo chuyển vận, cốt là dể đoàn luyện muôn vật cho nên tinh toàn, ý rằng Kim để rèn, mà Hỏa để luyện. [11] Âm Dương tương khắc cốt để gây nên biến thiên.
Lạc Thư  với  sự đảo điên, dịch vị của Kim, Hỏa,
sự tương khắc của Âm Dương là phản ảnh chân thực về thế giới hữu hình chúng ta, một thế giới đầy đảo điên, biến hóa.  Y thức như Hóa công có ý dùng nghịch cảnh để phát huy tiềm năng, tiềm lực của vũ trụ, cũng như của con người, để vạn vật và con người càng ngày càng trở nên tinh thuần, cao khiết.
Hơn nữa, Lạc Thư tuy chú trọng đến biến hóa bên ngoài, nhưng vẫn không quên khu nữu, quên Thái Cực bên trong.  Và như trong Trời Đất có Thái Cực làm chủ chốt để điều hòa mọi biến thiên chuyển động, thì trong một quốc gia cũng phải có một vị Đế Vương, một vị Nguyên Thủ cầm rường mối chỉ huy. 
Vì vậy mà ở Trung điểm Lạc Thư có Thái Cực, trung điểm Hồng Phạm có Hoàng Cực.  Thái Cực trong Lạc Thư tượng trưng cho Trời.  Hoàng Cực trong Hồng Phạm tượng trưng cho vì Thiên Tử thay Trời trị dân.
Đằng khác, có ít nhiều vị chân tu đắc đạo băng qua được các lớp lang hình tướng của vạn hữu, sống kết hợp với Thái Cực, Thái Nhất, đã mượn vị số của Lạc Thư để nói lên sự đắc đạo của mình; đại khái rằng mình đã vào được tâm điểm hoàn võ, vào được trong lòng Tạo Hóa.  Tung tầm mắt bao quát tám hướng, thì thấy vạn tượng, vạn hữu triều phục, hỗ trợ chung quanh y như tay chân, vai vế; chẳng khác nào 8 số Âm Dương bao quanh số 5 Thái Cực ở giữa.
Sách Chẩm Trung Kinh viết:
Ta ở đơn phòng
Bạn ta: Thái Nhất
Tả ba, hữu bảy,
Chín trước, một sau
Hai bốn đằng vai
Tám, sáu đằng chân
Ta ở chính giữa. [12]
Mới hay Lạc Thư đã chứa đựng cả một kho tàng văn hóa, chính trị và đạo giáo. [13]
 Ảnh hưởng Lạc Thư với các vấn đề
quốc gia, xã hội, học thuật Trung Quốc

Lạc Thư rất quan trọng, vì đã được đem áp dụng vào nhiều lãnh vực, khoa học, chính trị, đạo giáo Trung Hoa.   Cửu Phong Thái thị nói:
Hà Đồ thể tròn mà dụng vuông,
Lạc Thư thể vuông mà dụng tròn. [1]
Hà Đồ sinh bát quái.  Bát quái tượng Âm Dương nên phải chẵn mới phát biểu được ý nghĩa phối ngẫu và đối trĩ.
Lạc Thư sinh Cửu Trù, mà Cửu Trù là số Ngũ Hành biến hóa, nên phải lẻ để ngụ ý vận động. [2]
Cho nên mới có các chuyện kỳ lạ là Hà Đồ thì có nhiều liên lạc với con số 6, còn Lạc Thư lại gắn bó với con số 9.  Trong thiên Hà Đồ chúng ta đã thấy tầm quan trọng của số 6 trong lịch số, nay chúng ta sẽ chứng minh tầm quan trọng của số 9 trong cách phân châu, phân dã ở Trung Hoa.
1. Lạc Thư có 9 số, tượng trưng 9 cung
Một ở Trung ương làm khu nữu, chủ chốt
Tám ở chung quanh hàm ngụ ý nghĩa biến thiên, phụ bật.
Tiên Hiền Trung Quốc đã nhân Lạc Thư mà tổ chức phân phối Trời, Đất, Người như sau:
Về thiên văn, vòm trời được chia làm 9 miền gọi là Cửu Cung, hay Cửu Dã như sau:
Dương thiên
Viêm thiên
Chu
thiên
Thương thiên
Quân thiên
Hạo
thiên
Biến thiên
Huyền thiên
U
thiên
2. Chia Trung Hoa thành 9 châu
Chiếu vào địa đồ, ta thấy vị trí các miền xưa đại khái như sau: [4]
 
Nhờ cách phân châu, phân dã trên Trời, dưới Đất thành 9 miền, nên các nhà Thiên Văn Học Trung Hoa định được chòm sao nào chiếu vào miền nào, và mỗi khi có hiện tượng lạ trên trời, sẽ biết được miền nào dưới đất chịu ảnh hưởng.
3. Đế đô Trung Quốc được chia thành chín vùng theo kiểu Lạc Thư như sau: [5]

Khu dân cư
Chợ
Khu dân cư
Dân cư
Vương cung
Xã miếu
Khu dân cư
Xã miếu Triều đình
Khu dân cư

4. Tòa Minh Đường của nhà vua được chia thành 9 phòng như sau: [6]

(là 1 khu vực)
Minh
Đường
(là 1 khu vực)
Thanh
Dương
Thái thất
Thái miếu
Tổng
chương
 Cá
(là 1 khu vực)
Huyền
Đường
(là 1 khu vực)

5. Chia đất cho dân thành 9 khoảnh: Kỳ lạ hơn nữa là phép tỉnh điền tuy có từ thời vua Hoàng Đế (2697 - 2597), nhưng cũng rập theo khuôn mẫu Cửu Cung và được phân phối như sau:

Trăm
mẫu

Trăm
mẫu

Công
điền

Trăm
mẫu

Trăm
mẫu
  
Mỗi Tỉnh có tám nhà ở chung quanh; mỗi nhà được 100 mẫu ruộng; ở giữa là Công điền có giếng nước (Tỉnh).  Tám nhà chung quanh phải góp sức làm 100 mẫu Công điền ở giữa để nộp cho nhà vua.  Còn hoa lợi thì được hưởng cả.  Đó là phép Triệt Điền.[7]
 6. Chia não bộ con người thành 9 cung như sau: Thiên Đình, Cực Chân, Đơn Huyền; Minh Đường, Nê Hoàn: Thiên Tâm, Thái Hoàng; Động Phòng, Lưu Châu, Đế Ất. [8] Tính Mệnh Khuê Chỉ vẽ Cửu Cung trong đầu đại khái như sau: [9]
 
Có cái lạ là y học cổ Âu Châu cũng chia óc não và các xoang não bộ thành cung thất.  Hiện nay ta còn thấy những chữ não thất 3 (3è ventricule), não thất 4 (4è ventricule) v.v... Hơn nữa chữ Thalamus theo từ nguyên cũng chính là Động Phòng.[10] Thế mới hay Cửu Cung của Lạc Thư đã trở thành nòng cốt cho công cuộc khảo sát Thiên Văn, Địa Lý, Nhân Sinh.
So lại các đồ bản: Lạc Thư, Thiên Văn, Địa Lý, Nhân Sinh, Cửu Cung, Cửu Dã, Minh Đường, Tỉnh Điền v.v..., ta thấy Trung Cung, Trung Điểm lúc nào cũng dành cho Thái Cực, hoặc là cho Thiên Tử, cho Vương Cung, Vương Điền; còn ở nơi con người thì Trung Cung tượng trưng cho Nê Hoàn hay Huyền Quan Nhất Khiếu.  Như vậy Trung Điểm, Trung Cung thật là tối trọng.  Suy ra, thì bất kỳ trên trời, dưới đất, trong người, đã có biến thiên, là phải có chủ chốt.  Kinh Dịch cho rằng trên trời, dưới đất, trong người, chủ chốt huyền vi ấy chỉ có một: đó là Thái Cực...